- Thưa GS.TS Nguyễn Trọng Đàn! Trong chuyến viếng thăm chính thức nước Cộng hòa Ấn Độ của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan vào cuối tháng 9-2009, Chủ tịch Hội Phật giáo Thế giới (CT HPGTG) tại Ấn Độ có nhã ý trao tặng Phó Chủ tịch nước 3 viên xá lợi Phật và 6 viên xá lợi Thánh tăng. Phó Chủ tịch nước đã đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt
GS.TS Nguyễn Trọng Đàn - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai
- GSTS.Nguyễn Trọng Đàn: Tôi cho rằng sự kiện CT HPGTG trao tặng Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan 3 viên xá lợi Phật và 6 viên xá lợi Thánh tăng là một vinh dự cho Việt Nam nói chung và cho Phật tử Việt Nam nói riêng. Và việc GHPGVN tổ chức đón rước những viên xá lợi này là cần thiết và phù hợp với trước hết là Phật tử và sau nữa là nhân dân Việt
Nếu việc trao tặng của CT HPGTG cho bà Doan với tư cách cá nhân của bà thì không có gì để nói và chẳng có gì để bàn. Đằng này, CT HPGTG tặng bà Doan với tư cách là Phó Chủ tịch nước trong chuyến công du của bà đến Ấn Độ, tức là CT HPGTG đã tặng cho nhân dân Việt Nam và vinh dự đó trước hết thuộc về nhân dân Việt Nam, trong đó có hơn 45 triệu Phật tử. Việc này có ý nghĩa hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế và trong lúc trên thế giới còn có những người có những lời nói và hành vi có hại cho tôn giáo Việt
Xá lợi là biểu tượng tâm linh có ý nghĩa lớn lao đối với Phật tử Việt
- Sự kiện đón rước xá lợi Phật thành công tốt đẹp, để lại nhiều niềm hoan hỷ, tự hào cho Phật tử và nhân dân Việt
- Tôi thường nói không có gì đúng và không có gì sai miễn là ta cho cái điều sai hay đúng đó một triết lý. Nói cho dễ hiểu hơn thì sai hay là đúng đều có chuẩn mực. Tôi không cho rằng việc GHPGVN sang Ấn Độ đón rước ngọc xá lợi về VN một cách trọng thể bằng xe đời mới là lãng phí. Tôi cho rằng đây là thái độ trân trọng, cách ứng xử, như đã nói, hợp với tâm nguyện của Phật tử và hợp với truyền thống văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc. Sự trân trọng của CT HPGTG được đón nhận bằng sự trân trọng của GHPGVN thì không thể nói là lãng phí được.
Cho rằng việc đón rước xá lợi là đắt đỏ, lãng phí, tốn kém thì giống một bà già của quê tôi ngày xưa ở nửa đầu thế kỷ trước. Hễ thấy chúng tôi đi xem chiếu bóng hay văn công, bà thường bảo xem làm gì cho tốn tiền, ở nhà ngủ cho béo mắt lại đỡ tốn tiền. Không thể đem năm xu một hào ra so với sự cảm nhận cái hay cái đẹp của bộ phim, của vở chèo hay của một bức tranh. Sự thẩm thấu các giá trị có thể làm thay đổi cả nhận thức và cuộc đời của người xem hay khán giả. Vậy không thể đem đo các giá trị tinh thần bằng các phương tiện vật chất thông thường.
Như trên đã nói, sự trân trọng của CT HPGTG với Phó Chủ tịch nước ta không chỉ là sự kiện tâm linh tôn giáo mà còn là sự kiện văn hóa và chính trị, sự giao bang giữa chúng ta với thế giới, là sự tôn vinh dân tộc ta, Phật giáo và Phật tử nước ta. Một sự kiện đã được hàng vạn hàng triệu Phật tử hân hoan đón chào thì giá trị và ảnh hưởng của nó sâu rộng đến nhường nào. Ai đo được những giá trị tinh thần vô lượng của sự kiện này?
Nhân đây tôi xin nói thêm đừng coi Phật giáo, cụ thể là các tổ chức Phật giáo hay các nhà chùa là các tổ chức từ thiện, đành rằng họ đã và đang “rất” làm từ thiện. Đúng, nước ta còn nghèo, dân ta còn có người đói nhưng không phải vì thế mà cái gì cũng bỏ. Những việc đáng làm thì vẫn phải làm. Những sự kiện như việc GHPGVN long trọng đón rước ngọc xá lợi hay những lễ hội văn hóa hay việc hưởng thụ các giá trị văn hóa mà bảo là vô minh thì xem ra người nói vô minh trên cả sự vô minh…
- Mỗi khi có lễ lạt lớn, quy tụ đông đảo quần chúng, Phật tử tham dự, GHPG các cấp và các chùa đều mời đại diện chính quyền đến tham dự, phát biểu chia sẻ niềm vui chung và định hướng các vấn đề tôn giáo với Giáo hội và bà con Phật tử của cơ sở Phật giáo đó. Thế nhưng PGS Nguyễn Văn Huy, nguyên GĐ Bảo tàng Dân tộc học VN lại cho rằng: “Quá nhiều lãnh đạo có mặt ở các sự kiện Phật giáo, những người của các tôn giáo khác sẽ cảm thấy thế nào? Tôi vẫn cảm thấy có chuyện gì đó chưa ổn nếu không suy xét lại câu chuyện này một cách nghiêm túc, chúng ta sẽ vô tình làm mất đi sự bình đẳng văn hóa trong đời sống tâm linh” (Đừng biến tín ngưỡng thành cuồng si – tuanvietnam.net). Là nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, GS có ý kiến gì về vấn đề này?
Cận cảnh xá lợi Phật và Thánh tăng
- Rõ ràng là những năm gần đây các vị lãnh đạo (LĐ) địa phương và trung ương tham dự các sự kiện tôn giáo nói chung nhiều hơn. Điều này cho thấy LĐ ngày càng quan tâm nhiều đến vấn đề tôn giáo và đời sống tâm linh của dân chúng.
Nếu LĐ xuất hiện trong các sự kiện tôn giáo với tư cách cá nhân có lẽ không có gì để bàn luận. Còn LĐ đến chùa, đến nhà thờ… với tư cách đại diện cho các cơ quan chính quyền là điều đáng hoan nghênh vì sự có mặt của các vị khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với các vấn đề tôn giáo. Thứ nữa, LĐ đến với các sự kiện tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng cũng là để thực thi trách nhiệm giám sát các hoạt động tôn giáo trong các sự kiện này. LĐ thường phát biểu ý kiến chia sẻ niềm vui và quan trọng hơn, LĐ định hướng các hoạt động tôn giáo. Và do đó, có những sự kiện không thể thiếu các vị LĐ và đôi khi cần nhiều LĐ tham dự, ví dụ: Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ dâng hương ở Đền Đô…
So sánh sự có mặt của LĐ trong các sự kiện Phật giáo với sự có mặt của họ trong các sự kiện tôn giáo khác ở nước ta xem ra không khách quan lắm. Phật giáo phát triển ở nước ta với lịch sử trên dưới 2.000 năm và hiện nay có hơn 45 triệu tín đồ quy y Tam bảo, thành thử, các sự kiện Phật giáo được tổ chức nhiều hơn, được dư luận chú ý hơn, được các phương tiện truyền thông đưa tin nhiều hơn. Trong số gần 43 ngày lễ, ngày hội (không kể lễ hội của đồng bào dân tộc ít người) thì 42 ngày lễ đều hướng về Phật, thần thánh và tổ tiên, chỉ có một lễ Thiên Chúa giáo: 25-12 dương lịch. LĐ có mặt ở nhiều sự kiện Phật giáo hơn ở các tôn giáo khác là dễ hiểu. Và nếu trong các sự kiện này, LĐ được mời đánh trống khai hội, khai ấn, xin đừng nghĩ họ đang làm thay các chức sắc tôn giáo. Việc này, ví dụ, giống như ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị đến thăm Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội năm học 2008-2009 nói chuyện với thầy trò, rồi đánh trống khai trường…
Còn về sự bình đẳng văn hóa trong đời sống tâm linh, tôi thấy không có nên không sợ mất. Chỉ sợ mất bình đẳng về cơ hội cho các tôn giáo phát triển mà thôi. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước chủ trương tự do tôn giáo. Điều này có nghĩa là mỗi công dân và các tổ chức tôn giáo đều có quyền lựa chọn tôn giáo để theo và để phát triển theo duyên của mình. Bình đẳng không có nghĩa là bình quân. Phật giáo có hơn 45 triệu Phật tử thì việc xây dựng chùa chiền, tổ chức lễ hội… ắt phải nhiều; và nhiều khi rất nhiều cũng là tất nhiên.
Xin chân thành cảm ơn Giáo sư.