Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa & chuyện tu Thiền

Nhà báo Hoàng Ly và kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa vừa có trò chuyện qua điện thoại khi anh đang ở trường thiền Pa Auk (Myanmar) - cao nguyên Pyin OO Lwin, cách Mandalay 1,5 tiếng về phía núi cao, ở vị trí 1.200m so với mực nước biển.

7.jpg

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa khi còn ở Việt Nam

sapo-15628126813262128347258 (1).jpg

Võ Trọng Nghĩa vẫn nói chuyện say sưa về kiến trúc xanh - điều mà anh tâm huyết thực hiện nhiều năm qua, nhưng dành nhiều thời gian để chia sẻ về thiền tập và giữ giới ở công ty của mình. Cho tới khi hoàn tất câu trả lời cuối cùng, vị kiến trúc sư nổi tiếng Việt Nam với nhiều giải thưởng kiến trúc danh giá của thế giới còn nhắn nhủ: "Việc áp dụng giữ giới vào trong văn hóa của một quốc gia là một chuyện rất tuyệt vời. Giữ giới là một việc rất khó đòi hỏi lòng dũng cảm nhưng càng nhiều người giữ giới thì quốc gia càng thịnh vượng và bền vững.

Anh có hình dung là anh sẽ rất là vui nếu có một người bạn giữ giới không? Họ nói cái gì cũng nói thật, trung thực tuyệt đối… Và anh cũng sẽ rất là vui nếu anh có vợ, người yêu, đồng nghiệp của mình là giữ giới. Vậy thì tại sao chúng ta không bắt đầu trở thành những người giữ giới nhỉ?".

Đang vận hành công ty với rất nhiều công việc, tại sao anh lại sang Myanmar để tu tập?

- Việc mình làm ngoài đời thấy cũng được, nhưng đau khổ thường trực của một con người nói chung là không tránh khỏi. Bản chất là không tránh khỏi sự sinh ra, già đi, đau yếu và chết. Mình vẫn thường nghĩ về cái chết nhiều và một điều chắc chắn là chúng ta đều phải đối mặt với cái chết.

Những kiến trúc sư vĩ đại nhất rồi cũng phải chết và rất nhiều người đã chết, mình cũng sẽ chết. Vì thế, mình muốn tìm hiểu trước cái chết là gì và trước khi mình sinh ra là cái gì, mình sinh ra là cái gì, và sau khi mình chết đi thì mình sẽ là cái gì. Trong giáo lý Phật giáo, mình có thể học được cái đó thông qua thiền tập.

2.jpg

Nhưng sao lại phải sang Myanmar mà không phải học ở Việt Nam để thuận tiện hơn cho công việc và gia đình?

- Anh luôn có câu hỏi khó chịu đấy (cười lớn). Thực ra, phải tìm được môi trường phù hợp, một người thầy phù hợp với mình, có thể nói là hợp duyên thì mình sẽ tu tập tốt hơn vì cái này đòi hỏi việc giữ giới.

5 giới cơ bản là không nói dối, không trộm cắp, không tà dâm, không sát sinh và không uống bia rượu, hút thuốc lá. Phải giữ giới rất nghiêm ngặt thì mới phát triển được định, mà phải phát triển được định rất thâm sâu thì mới nhìn được các kiếp; nhìn thấy bản thân mình và vũ trụ là các hạt li ti, mới quán được giáo lý của đức Phật là vô thường, khổ, vô ngã…

Khi phát triển được định rồi mới đến phát triển được các tuệ thâm sâu, mà trong đó cái tuệ thứ hai là tuệ về nhân duyên hay quán các kiếp quá khứ, các kiếp tương lai.

Việc tu tập ở Myanmar từ năm 2017 có ảnh hưởng đến việc vận hành công ty Võ Trọng Nghĩa ở Việt Nam ra sao?

- Việc thiền tập là tuyệt vời đấy. Khi mình áp dụng việc giữ giới trong công ty, công ty tự khắc trở thành một bộ máy rất đáng tin cậy bởi đó là những con người giữ giới. Nếu tất cả mọi người đều giữ giới thì vận hành công ty rất dễ dàng.

Ai cũng muốn tạo ra thương hiệu cả nhưng thương hiệu đầu tiên là lòng tin, đúng không? Vậy người không nói dối, không trộm cắp…. là người đáng tin nhất. Đây là một bí quyết khá đơn giản mà đến bây giờ mình mới nhận ra.

Anh điều hành công ty từ Myanmar như thế nào?

- Mình sang Myanmar từ năm 2017 và nửa đầu năm 2018 thì đi đi về về nhưng từ khoảng tháng 7-2018 đến bây giờ thì gần như ở đây. Còn điều hành thì bí quyết là ở công ty mọi người đều giữ giới thôi và thiền mỗi ngày 2 tiếng, sáng 1 tiếng chiều 1 tiếng.

Khi giới và tâm thanh tịnh thì mọi người nghĩ và làm các ý tưởng rất nhanh. Chính sự yên ổn và bình an đó cũng chia sẻ qua cho chủ đầu tư để họ có thể làm các dự án rất tốt, thậm chí là tốt hơn khi mình ở nhà. Thực tế là giờ mình chỉ cần trao đổi công việc qua điện thoại, mọi người có thể tự làm hầu hết các công việc.

Việc người sáng lập công ty lại thiền tập ở Myanmar thì làm sao công ty có khả năng phát triển lớn mạnh nhanh như trước được?

- Bản thân mình lại suy nghĩ theo một hướng khác. Công ty lớn mạnh đến đâu không quá quan trọng, mà việc lớn mạnh phải đi kèm với mọi người có giữ giới, hành thiền hay không.

Bởi vì nếu anh hiểu được các kiếp quá khứ và tương lai, hiểu về các cõi giới mà tự mình chứng nghiệm, nhìn thấy được các điều ấy thì việc kiếm tiền trên cơ sở bất thiện nghiệp thậm chí thà không làm gì còn hay hơn.

Giàu có mà dựa trên cơ sở phá 5 giới đó thì càng nguy hiểm, nên cứ từ từ không có gì phải vội cả. Việc công ty có khả năng phát triển hay không cũng là tại mình muốn. Nhưng mình muốn từ từ và mong mỗi nhân viên ở trong công ty là một nhân tố giữ giới trong xã hội.

Qua đây cho mình cũng muốn nhắn nhủ là nếu một công ty, một xã hội hay một đất nước mà có nhiều người giữ giới thì chắc chắn sẽ phát triển bền vững và lâu dài. Chắc chắn!

3.jpg

Nghĩa là trước khi đến với thiền, anh muốn làm nhiều công trình nổi tiếng nhưng đến giờ thì mục tiêu không còn là những công trình vĩ đại mà là những người giữ giới làm kiến trúc?

- Những người giữ giới, thiền tập tốt và đi trên con đường đạo quả thì sẽ tốt hơn. Chính những người đó sẽ tạo ra những công trình tốt.

Khách hàng của anh có cảm thấy khó khăn khi làm việc với một công ty quá quan tâm đến thiền tập như Võ Trọng Nghĩa hay không?

- Họ có khó khăn. Ví dụ như là mời ăn nhậu thì không được vì phạm vào giới thứ 5 là không uống bia, rượu, thuốc lá. Còn ngoài ra, nói chung làm việc với những người giữ giới thì họ rất thích. Vì họ đáng tin và ai cũng muốn tìm những đối tác đáng tin.

Việc thiền tập và giữ giới nghĩ qua tưởng là thiệt thòi nhưng nghĩ lại thì nó thuận lợi vô cùng, nếu muốn công ty lớn bao nhiêu là cũng lớn được đấy.

Nhưng cái này là cái khó: tuyển người giữ giới khó lắm (cười), chứ công việc thì giờ không thiếu (cười).

Anh Nghĩa dự kiến tu tập ở Myanmar đến bao giờ?

- Có một cái may mắn là mình không có kế hoạch gì cho tương lai, bây giờ mình chỉ muốn tu tập xong và có thể hết năm nay hoặc năm sau. Rồi sau đó, mình định kiếm một chỗ trong khu rừng nào đó ở Việt Nam như Quảng Bình, Quảng Nam chẳng hạn, rồi vào trong rừng ở.

Thế còn công ty Võ Trọng Nghĩa thì sao?

- Công ty có làm sao đâu, 2 năm vừa rồi vẫn phát triển quyết liệt mà đâu cần có mình ở nhà. Bây giờ có thể làm ý tưởng từ xa được, không cần phải ngồi vẽ như trước. Quan trọng nhất là giữ giới thanh tịnh, tâm trong sáng, có được sự tập trung cao độ thì mọi người làm việc với nhau rất là tốt.

8.jpg

Thế còn gia đình anh thì sao?

- Vợ con Nghĩa đang ở đây. Vợ cũng thiền tốt lắm. Vợ ở một quả đồi khác, đi bộ khoảng 30-40 phút mới tới, ở phía bên trường thiền dành cho nữ, còn mình ở phía bên nam.

Bây giờ, việc của mình duy nhất là giữ giới, hành thiền, chấm hết. Còn ăn đến bữa xách bát đi xin, họ cho cái gì, ăn cái đó. Hay phết đấy, anh không thể tưởng tượng được mức độ tuyệt vời đâu.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày