Lâm Đồng: Chùa Trúc Lâm an vị Phật Bổn Sư

GNO - Buổi lễ được trang nghiêm tổ chức vào sáng 28-1 dưới sự chứng minh, cầu nguyện của HT.Thích Toàn Đức, UV HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Lâm Đồng cùng chư tôn thiền đức Tăng Ni trong BTS, trú trì các tự viện, đạo tràng Phật tử trên địa bàn TP.Đà Lạt .

Tôn tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật được nhóm nghệ nhân cơ sở đúc đồng Đắc An (TP.Nha Trang) chế tác bằng đồng, nặng 1.400 kg. 

DSC01960 (Copy).JPG


Buổi lễ diễn ra trang nghiêm tại chánh điện chùa

Được biết, chùa Trúc Lâm tọa lạc tại đường Nguyễn Đình Chiểu, P.9, TP.Đà Lạt, được thành lập từ năm 1959. Ban đầu nơi đây chỉ là một khuôn hội do những người di dân miền Trung vào Đà Lạt lập nghiệp.

Năm 1970,  SC.Thích nữ Trí Nhẫn được Phật tử địa phương cung thỉnh về chăm lo Phật sự chùa. Đến  năm 1973, ĐĐ.Thích Đạt Nhân thay thế Sư cô trông coi chùa. Hai năm sau, vì lý do hóa duyên nơi khác nên BTS Phật giáo Lâm Đồng cử TT.Thích Viên Tịnh về đảm nhiệm chức vụ trú trì . Đến năm 1996, TT.Viên Tịnh viên tịch do bệnh duyên; Thường trực BTS Phật giáo tỉnh đã bổ nhiệm TT.Thích Viên Quang (nguyên Trưởng ban Nghi lễ Phật giáo tỉnh Lâm Đồng) về trú trì chùa.

Năm 2008, TT.Viên Quang viên tịch và từ đó đến nay, chúng đệ tử của ngài đã cùng nhau sách tấn, dìu dắt nhau tu học, chăm lo Phật sự.

Trú trì chùa Trúc Lâm hiện nay là ĐĐ.Thích Huệ Tín (đệ tử của cố TT.Thích Viên Quang), đã tốt nghiệp khóa VII Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.

Tọa lạc trong một khuôn viên đất rộng khoảng 6 sào, chùa Trúc Lâm được xây dựng theo phong cách, kiến trúc của các ngôi chùa xứ Huế, cổng tam quan có mái cong, trang trí tứ linh và bên trên có tượng thờ Long thần Hộ pháp. Chánh điện và tiền đường có cổ lầu, mái cong và cặp rồng uốn khúc, phía trước là tượng Bồ-tát Quán Thế Âm lộ thiên ngự trên hồ bán nguyệt, chung quanh trang trí hòn non bộ, bên phải chánh điện là Tổ đường và nhà Tăng.

Dần theo năm tháng (53 năm qua), chùa đã xuống trầm trọng, hư dột, chắp vá nhiều nơi nên chúng huynh đệ phát nguyện cùng nhau chung sức đại trùng tu chùa (chánh điện, nhà Tổ, nhà Tăng, nhà trù) dưới sự chứng minh và trợ duyên của chư tôn thiền đức Tăng Ni, Phật tử xa gần, với tổng kinh phí dự kiến trên 10 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày