Lâm Đồng: Tưởng niệm Hòa thượng Thích Từ Mãn - nguyên Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh

Di ảnh Hòa thượng Thích Từ Mãn tại Tổ đường chùa Linh Sơn, TP.Đà Lạt
Di ảnh Hòa thượng Thích Từ Mãn tại Tổ đường chùa Linh Sơn, TP.Đà Lạt
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 20-11 (20-10-Giáp Thìn), tại chùa Linh Sơn (TP.Đà Lạt), môn đồ pháp quyến tưởng niệm 17 năm ngày Hòa thượng Thích Từ Mãn, nguyên Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Lâm Đồng (nhiệm kỳ I đến nhiệm kỳ VI), nguyên Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học Lâm Đồng, viện chủ chùa Linh Sơn viên tịch.
Chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử thực hiện khóa lễ tại chánh điện

Chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử thực hiện khóa lễ tại chánh điện

Chư tôn đức Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng, chư tôn đức môn phong pháp phái, các tự viện và đạo tràng Phật tử đã về đảnh lễ, dâng hương tưởng niệm, tri ân cố Hòa thượng, người đóng góp công đức xây dựng Phật giáo tỉnh nhà.

Hòa thượng pháp danh Trừng Chiếu, tự Giác Hạnh, hiệu Hưng Phước, đạo hiệu Từ Mãn, sinh ngày 20-4-1918 (Mậu Ngọ) tại làng Ðại Lộc, xã Ðiền Lộc, H.Phong Ðiền, tỉnh Thừa Thiên. Năm 12 tuổi (1930), ngài xuất gia tu học với cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Khoan, đương thời là Tăng cang Sắc tứ Báo Quốc - cố đô Huế.

Năm 16 tuổi (1934), ngài thọ giới Sa-di với pháp danh Trừng Chiếu. Năm 18 tuổi (1936), sau khi Bổn sư của Hòa thượng viên tịch, Hòa thượng cầu y chỉ với Ðại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết. Năm 21 tuổi (1939), Hòa thượng theo học Trường Trung đẳng Phật học tại chùa Tây Thiên - Huế do sơn môn tổ chức. Năm 23 tuổi (1941) Hòa thượng được phép thọ Tỳ-kheo giới tại Ðại giới đàn Thuyền Tôn. Năm 1945, Hòa thượng trở về tu học tại chùa Kim Tiên. Sau đó, cùng với chư Tăng vân tập về tổ đình Thuyền Tôn, Huế, để lao động sản xuất, thực hiện phương châm “bất tác bất thực”.

Chư tôn đức, môn đồ pháp quyến đảnh lễ Giác linh Hòa thượng Thích Từ Mãn

Chư tôn đức, môn đồ pháp quyến đảnh lễ Giác linh Hòa thượng Thích Từ Mãn

Sinh thời, Hòa thượng làm trụ trì chùa Linh Sơn (Ðà Lạt - tỉnh Lâm Viên), trụ trì chùa Sắc tứ Khải Ðoan, TP.Buôn Mê Thuột; xây dựng các chùa ở Đắk Lắk: Hoa Nghiêm, An Lạc Nam Thiên; cùng Ban Ðại diện Tỉnh hội xây dựng giảng đường chùa Linh Sơn - Ðà Lạt (nay là Trường Trung cấp Phật học Lâm Ðồng).

Trong khoảng thời gian từ 1964 - 1974, Hòa thượng đã cùng với Giáo hội địa phương thành lập và xây dựng một hệ thống các Chi, Khuôn Giáo hội, ký nhi viện Nhị Trưng, Kiều Ðàm, Thái Phiên và Chẩn Y viện Phật giáo Đà Lạt. Từ năm 1974 - 1980, Hòa thượng được cung cử làm Chánh Ðại diện Phật giáo tỉnh Tuyên Ðức, kiêm trụ trì chùa Linh Sơn - Ðà Lạt.

Năm 1981, sau khi GHPGVN được thành lập, Hòa thượng được suy cử vào Ủy viên Hội đồng Trị sự, tại các Ðại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Lâm Ðồng lần thứ I đến lần thứ VI, Hòa thượng liên tiếp được Giáo hội, Tăng Ni và Phật tử tỉnh suy cử làm Trưởng ban Trị sự Phật giáo Lâm Ðồng suốt 6 nhiệm kỳ. Năm 1991, Trường Cơ bản (nay là Trung cấp Phật học Lâm Ðồng) được thành lập; Hòa thượng được cung thỉnh làm Hiệu trưởng.

Năm 1993, để hỗ trợ cho việc xiển dương thiền học, đặc biệt là Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, ngài đã vận động chính quyền tỉnh Lâm Ðồng và TP.Ðà Lạt cấp đất tại hồ Tuyền Lâm, sau đó chuyển giao cho Hòa thượng Thanh Từ xây dựng nên Thiền Viện Trúc Lâm ngày nay.

Bảo tháp Hòa thượng Thích Từ Mãn trong khuôn viên chùa Linh Sơn, TP.Đà Lạt

Bảo tháp Hòa thượng Thích Từ Mãn trong khuôn viên chùa Linh Sơn, TP.Đà Lạt

Năm 1994, ngài được Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Lâm Ðồng cung thỉnh làm Ðường đầu Hòa thượng cho Ðại giới đàn Nhơn Thứ, tổ chức tại chùa Linh Sơn - Ðà Lạt.

Hòa thượng viên tịch ngày 30-11-2007 (21-10-Đinh Hợi); trụ thế 90 năm, 67 hạ lạp.

Kế thế trụ trì chùa Linh Sơn (TP.Đà Lạt) hiện nay là Hòa thượng Thích Viên Như, Phó ban Trị sự kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế GHPGVN tỉnh Lâm Đồng, Trưởng ban Trị sự GHPGVN H.Lạc Dương.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tịnh khẩu

Tịnh khẩu

GNO - Tôi được biết, trong các pháp môn tu tập của Phật giáo có đề cập đến tịnh khẩu. Tuy vậy, trong đạo tràng an cư của chúng tôi có một vị lập hạnh không nói hoàn toàn, có điều gì cần thì ra dấu hoặc ghi ra giấy mà thôi. Tôi nghe khá nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Phật giáo quan niệm về vấn đề này thế nào?

Thông tin hàng ngày