Làm lễ cầu nguyện cho các nạn nhân trong vụ thảm họa ở Phnom Penh

Giác Ngộ - Ngày 23-11, hàng trăm Tăng sĩ Campuchia đã tập trung tại địa điểm gần nơi xảy ra vụ tháo chạy cuồng loạn trong đêm Lễ hội tưới nước (Bon Om Book) tại cầu Koh Pich, gần trung tâm thủ đô Phnom Penh để làm lễ cầu nguyện, tụng kinh siêu độ cho hương hồn của các nạn nhân.

Trong đêm thứ Hai, 22-11, là đêm diễn ra Lễ hội tưới nước truyền thống của người dân Campuchia, hơn 8.000 người đã tụ tập tại cây cầu Koh Pich khiến cây cầu treo này lắc lư. Khi cảm thấy cây cầu lắc lư, trong đám đông có người la lên rằng "cầu sắp sập". Thế là mọi người tháo chạy tán loạn, xô đẩy, chen lấn và giẫm đạp lên nhau, gây nên cảnh tượng hỗn loạn kinh hoàng. Cuộc tháo chạy hoảng loạn này đã khiến cho 359 người chết và hàng trăm người bị thương. Thảm họa này đã để lại nỗi kinh hoàng trong lòng người dân thủ đô Phnom Penh. Trong số 359 nạn nhân bị tử vong, có 10 nạn nhân là người Việt Nam đang sinh sống ở Campuchia.

camphuchai-1.gif

Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen, cùng phu nhân và thân nhân của các nạn nhân và hàng ngàn người dân thủ đô Phnom Penh, cùng một số du khách nước ngoài cũng đã đến tham gia lễ cầu nguyện, đặt vòng hoa, thắp hương cầu nguyện cho các nạn nhân xấu số. Tại buổi lễ cầu nguyện, chính Thủ tướng Hun Sen đã khóc trước cảnh tang thương đang phủ trùm lên khu vực đảo Kim Cương, nơi cây cầu treo Koh Pich được bắc qua để nối đảo Kim Cương với thủ đô Phnom Penh. Không biết bao nhiêu là nước mắt thương tiếc các nạn nhân của thân nhân và người dân đã đổ xuống trước thảm họa này. Theo lời của Thủ tướng Hun Sen, đây là thảm họa lớn nhất của quốc gia kể từ thập niên 1970, khi mà đất nước nằm dưới ách thống trị của quân diệt chủng Khmer Đỏ, cho đến nay.

Tại Bệnh viện Calmette, do số lượng nạn nhân tăng đột biến nên cả bệnh viện nhốn nháo cả lên. Hầu hết các khoa trong bệnh viện đều quá tải, nhất là tại khoa cấp cứu, và khoa phẫu thuật, chấn thương chỉnh hình, bệnh nhân nằm la liệt, rên la thảm thiết. Gương mặt của nhiều nạn nhân vẫn chưa hết hoảng sợ sau một đêm kinh hoàng.

Theo nhiều người dân sống ở Phnom Penh, phần lớn nạn nhân trong thảm họa ở lễ hội là đến từ các tỉnh. Do không quen đi cầu treo và không rành đường đi, nên khi hoảng sợ, họ đã xô đẩy, giẫm đạp lên nhau.

Cũng trong đêm 22-11 kinh hoàng ấy, trong lúc hàng ngàn người dân các tỉnh và khách du lịch vui chơi ở đảo Kim Cương, trên cầu Koh Pich thì rất nhiều người Việt không tham dự. Họ vắng mặt bởi cùng lúc đó nghệ sĩ cải lương Lệ Thủy đang biểu diễn ở một ngôi chùa cách đó không xa. Anh Đặng Văn Tấn, người Việt ở Phnom Penh cho biết, nếu không có đêm diễn của nghệ sĩ Lệ Thủy, chắc nhiều người Việt cũng tham gia lễ hội, và con số người Việt bị tử nạn vì giẫm đạp lên nhau có lẽ cao hơn nhiều. Như vậy có thể nói rằng, nghệ sĩ Lệ Thủy đã cứu mạng sống cho nhiều người Việt ở Campuchia.

camphuchia-2.gif

Chính quyền Campuchia đã quyết định tổ chức quốc tang cho các nạn nhân xấu số. Đồng thời họ sẽ lập Đài tưởng niệm tại cầu Koh Pich để tưởng nhớ các nạn nhân, tưởng nhớ đến thảm họa kinh hoàng của đất nước trong ngày hội Bon Om Book lịch sử này. Các nhà chức trách đã đến thăm viếng, chia buồn và giúp đỡ những gia đình có người thân bị tử vong trong đêm thảm họa, cũng như đến thăm và an ủi, động viên, giúp đỡ các nạn nhân bị thương đang điều trị tại bệnh viện.

Theo ông Kep Chuktema, một quan chức của Chính phủ Campuchia, thảm họa trong đêm lễ hội Bon Om Book 22-11-2010 này là một bài học chua xót cho người dân Campuchia nói chung và chính quyền thủ đô Phnom Penh nói riêng. Năm sau, lễ hội Bon Om Book sẽ vẫn được tổ chức, nhưng ông hứa là các nhà chức trách sẽ triển khai công tác chuẩn bị chu đáo và toàn diện hơn, để tránh thảm kịch này tái diễn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Thích Huệ Thông: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.
Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày