Lần đầu tổ chức Hội thảo Hindu - Phật giáo toàn cầu

GNO - Hội thảo Hindu - Phật giáo toàn cầu về tránh xung đột và ý thức bảo vệ môi trường lần đầu tiên được tổ chức tại thủ đô New Delhi từ ngày 3 tới 5-9-2015 do Quỹ VIF - Ấn Độ (Vivekananda International Foundation), phối hợp cùng Quỹ Tokyo - Nhật Bản (The Tokyo Foundation) và Liên minh Phật giáo Toàn cầu (IBC) đồng chủ trì tổ chức.

anh An do 1.jpg


Đoàn chủ tọa hội thảo

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tham dự, phát biểu tại phiên khai mạc hội thảo tại phòng hội thảo Quỹ VIF, thủ đô New Delhi. Các đoàn đại biểu đến từ 90 quốc gia, vùng lãnh thổ đại diện lãnh đạo các tổ chức Giáo hội, truyền thống Phật giáo, Hindu giáo, các chính trị gia bao gồm cựu Tổng thống Sri Lanka - bà Chandrika Kumaratunga; Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, các vị Bộ trưởng từ Myanmar, Nepal, Bhutan, Mông Cổ, Campuchia và Đại sứ, trưởng đại diện các đoàn ngoại giao tại New Delhi tham dự khai mạc hội thảo. Đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham dự gồm HT.Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS; TT.Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký HĐTS; TT.Thích Nhật Từ, UVDK HĐTS, Trưởng ban Văn hóa PG TP.HCM.Tại phiên bế mạc, chiều 4-9, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ - bà Sushma Swaraj dự và phát biểu.Hội thảo kết thúc ngày 5-9-2015 tại Bodgaya, bang Bihar - nơi Đức Phật thành đạo. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lần đầu tiên đến lễ Bồ Đề Đạo Tràng (Bodgaya) cùng các đại biểu dự hội thảo - là một sự kiện vô cùng đặc biệt. Thủ tướng Modi trở thành thủ tướng thứ 3 của Ấn Độ đến thăm Bồ Đề Đạo Tràng, sau Thủ tướng đầu tiên Nehru thăm năm 1954 và Thủ tướng Vajpayee thăm năm 1999.Hội thảo Hindu - Phật giáo toàn cầu là sáng kiến của Thủ tướng Ấn Độ nhằm chuyển luận thuyết tìm kiếm giải pháp giải quyết xung đột đang xảy ra hiện nay khắp nơi trên thế giới ở việc tránh xung đột, giải quyết nguyên nhân gây ra xung đột, và tránh không để xung đột xảy ra dựa trên nền tảng giáo lý từ bi, lòng khoan dung, sự bình đẳng, tinh thần bất bạo động - vốn là tư tưởng triết học của Phật giáo và Hindu giáo, là di sản của văn hóa Ấn Độ.Đồng thời Hội thảo cũng đưa ra những cảnh báo nguyên nhân của khủng hoảng môi trường sinh thái toàn cầu và giải pháp giải quyết tận gốc rễ trong giáo lý Phật giáo và Hindu giáo. Qua đó khẳng định, con người là trung tâm của vũ trụ, của tự nhiên, trách nhiệm bảo vệ mẹ trái đất là của con người và giải pháp nằm trong những lời dạy của Đức Phật Gautama và của các vị thần, các Guru trong Hindu giáo.
anh An do 2.jpg
Các phái đoàn chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo

Hội thảo Hindu - Phật giáo toàn cầu lần đầu tiên tổ chức cũng nhấn mạnh đến sự đối thoại tôn giáo, các tôn giáo hòa hợp tham gia giải quyết các vấn nạn toàn cầu. Đồng thời cũng nhằm phát triển du lịch tâm linh tại các thánh địa Phật giáo tại Ấn Độ. Hội thảo Hindu - Phật giáo tiếp theo sẽ được tổ chức vào đầu năm 2016 tại Tokyo - Nhật Bản.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

[Video] Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

[Video] Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Phát biểu khai mạc, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn có lời chào mừng đến các vị đại biểu, chư vị khách quý; đồng thời nêu ý nghĩa của Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024. Trưởng lão Hòa thượng cho biết năm 2024 là năm thứ hai thực hiện Chương trình mục tiêu hoạt động Phật sự nhiệm kỳ IX...
Chư Tăng Ni chỉ chuyên tâm tu học và làm các Phật sự mà thôi - Ảnh minh họa

Chư Tăng có thể đi làm việc ngoài xã hội không?

GNO - Tôi thấy ở nước ngoài, các tu sĩ Phật giáo vẫn đi ra ngoài làm việc để kiếm thêm thu nhập nhằm trang trải cuộc sống và học hành. Vậy ở nước ta, các thầy có được phép ký hợp đồng lao động với các doanh nghiệp để làm việc không?

Thông tin hàng ngày