Lễ hội chùa Hương

Đông đảo du khách tham gia lễ hội chùa Hương
Đông đảo du khách tham gia lễ hội chùa Hương

Kéo dài suốt 3 tháng (tính từ thời điểm khai hội mùng 6 tháng giêng đến giữa tháng 3 âm lịch), lễ hội chùa Hương xứng đáng được mệnh danh là lễ hội đẹp nhất trời Nam.

Cách trung tâm thủ đô Hà Nội 62 km về phía tây nam, Hương Sơn (thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Tây cũ - nay là Hà Nội) được biết đến với địa danh nổi tiếng về di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng hàng năm thu hút cả triệu du khách trong và ngoài nước đến tham quan chiêm bái: Trời Nam khéo đúc cảnh thiên nhiên, Đệ nhất là đây động vẫn truyền...

Khi Phật giáo được truyền bá và phát triển ở VN, các bậc thiền sư đã về đây dựng thảo am, mở chùa - động thờ Phật. Các chùa - động ở đây phần lớn được phát hiện và xây dựng vào thế kỷ XV, XVIII, XIX, dựa lưng vào sườn núi hoặc nằm dưới thung lũng, những nơi có địa thế đẹp. Từ những thảo am sơ khai, chùa Hương đã trở thành một sơn môn lớn quy tụ hệ thống 18 các đền, chùa, hang động nằm ở 4 thôn: Yến Vỹ, Hội Xá, Đục Khê, Phú Yên.

Tháng 3 năm Canh Dần (1770), Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du trấn Sơn Nam đã vào động Hương Tích và đề lên vách đá cửa động năm chữ “Nam thiên đệ nhất động”. Năm 1896 niên hiệu Thành Thái năm thứ 8 mới chính thức mở hội lớn. Xưa, hội chùa Hương thường được mở sau ngày lễ hội khai sơn của làng Yến Vỹ vào mùng 6 tháng giêng âm lịch. Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, lễ hội chùa Hương trở thành lễ hội lớn thu hút hàng triệu lượt du khách.

Khách vào chùa Hương tham quan và lễ Phật thường đến quanh năm, không ngày nào mà chùa vắng người chiêm bái. Cuối năm, trong cái rét se lạnh của xứ Bắc, chưa vào chính hội nên bến Đục nước vẫn trong vắt, nhìn thấu dưới đáy xanh ngắt màu rong tóc tiên. Hiện chùa Hương đang gấp rút xây dựng, hoàn thiện những hạng mục cuối cùng của việc trùng tu cầu Hội, cổng Nam Thiên Môn, bậc lên xuống Thiên Trù... trong cụm cảnh quan Thiên Trù để kịp đón khách mùa hội. Năm 2010, Bảo tàng Tùng Lâm Hương Tích, triển lãm mỹ thuật Phật giáo chùa Hương cũng chính thức mở cửa đón du khách sau ngày khai hội.

Một lễ hội lớn và giàu ý nghĩa tâm linh trong tâm thức người Việt từ hàng mấy trăm năm nay nên công tác tổ chức được triển khai chi tiết và bắt đầu từ mấy tháng trước khi vào hội. Năm nay cũng là năm đầu tiên đánh dấu việc cụm di tích thắng cảnh Hương Sơn chính thức thuộc về thủ đô ngàn năm văn hiến, vì thế, lễ hội chùa Hương cũng là hoạt động hưởng ứng năm du lịch 2010, chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Ban tổ chức lễ hội chùa Hương 2010 đã được chính thức thành lập (từ ngày 1.1 đến 30.4.2010) với 47 thành viên cùng 6 tiểu ban khác nhau để đảm bảo cho lễ hội diễn ra tốt đẹp, an toàn và văn hóa.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1310 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Chân lý thứ ba rưỡi giữa khổ đau và hạnh phúc tối thượng

GNO - Hạnh phúc chân thật không nằm nơi những gì dễ đổi thay. Tỳ-kheo Thanissaro nhắc nhở chúng ta: nếu còn tìm hạnh phúc trong những điều gắn liền với khổ đau, thì thất vọng chỉ là chuyện sớm muộn. Chỉ khi quay về với nội tâm tĩnh lặng, ta mới chạm được vào an lạc bền vững.
Đoàn khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn

Thái Nguyên: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và lãnh đạo liên ngành khảo sát địa điểm đặt Văn phòng Phật giáo

GNO - Chiều 17-7, Thượng tọa Thích Nguyên Thành, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh; bà Đỗ Thị Minh Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh làm trưởng đoàn, đã khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn.

Thông tin hàng ngày