Lễ húy nhật cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu

GNO - Sáng 28-9, tại tổ đình Từ Đàm, TP.Huế, HT.Thích Hải Ấn cùng chư Tăng bổn tự đã trang nghiêm tổ chức lễ húy nhật cố Trưởng lão HT.Thích Thiện Siêu (1921 - 2001), nguyên thành viên HĐCM GHPGVN, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN, Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni T.Ư, Viện trưởng Học viện PGVN tại Huế.
PGHu (2).JPG

HT.Thích Đức Phương niêm hương tưởng niệm

Quang lâm dâng hương tưởng niệm có sự hiện diện của chư tôn giáo phẩm: HT.Thích Đức Phương, Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh TT Huế cùng chư tôn đức giáo phẩm chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh TT Huế; chư tôn đức Thường trực BTS GHPGVN tỉnh TT Huế; Tăng Ni các ban, ngành trực thuộc Ban Trị sự; Tăng Ni các tổ đình, tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành phố cùng đông đảo bà con đạo hữu Phật tử các giới.

Tại buổi lễ, HT.Thích Đức Phương cùng toàn thể chư tôn thiền đức Tăng Ni đã thành tâm dâng hương tưởng niệm đến cố Trưởng lão Hòa thượng. HT.Thích Huệ Ấn, Thành viên HĐCM, giáo phẩm chứng minh BTS GHPGVN tỉnh TT.Huế đã cử hành nghi lễ cầu nguyện và lại công hạnh to lớn của cố Trưởng lão HT.Thích Thiện Siệu cho Đạo pháp và Dân tộc.

Suốt cả cuộc đời, từ khi xuất gia hành đạo cho đến khi viên tịch, cố Trưởng lão Hòa thượng là một tấm gương sáng ngời về phạm hạnh và hoằng hóa cho Tăng, Ni, Phật tử noi theo.

PGHu (4).JPG

HT.Thích Hải Ấn cùng chư Tăng thành kính tưởng niệm

PGHu (3).JPG

Chư Tăng và Phật tử thành tâm tưởng niệm cố Tưởng lão Hòa thượng

Trong cuộc đời của Hòa thượng, điều tối quan trọng đối với ngài là dành nhiều thì giờ cho việc phiên dịch, biên soạn và in ấn kinh điển để giúp Tăng Ni, Phật tử có thêm tài liệu nghiên cứu, tu tập. Những công trình dịch thuật và biên soạn gồm có: kinhThủ Lăng Nghiêm (1940) - dịch tiếp phần sau khi Cư sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám ra Bắc; Phát Bồ-đề tâm văn (1952); kinh Kiến chánh (1953); kinh 42 chương (1958); kinh Trường A-hàm (lược dịch - 1959); kinh Pháp cú (1962); Tân Duy thức luận (1962); Đại cương luận Câu-xá (1978); luận Thành duy thức (1995); luận Đại trí độ (5 tập, 1997-2001); Trung luận (2001); Nghi thức tụng niệm (đồng soạn, 1958); Nghi thức thọ Bồ-tát giới tại gia(1958); luận Câu-xá (1987); Vô ngã là Niết-bàn (1990); Tỏa ánh từ quang (1992); Lối vào Nhân minh học (1995); Cương yếu Giới luật (1996); Chữ Hiếu trong đạo Phật (đồng soạn, 1997); Ngũ uẩn vô ngã (1997); Kinh Pháp hoa giữa các kinh điển Đại thừa (1997); Trí Đức văn lục (9 tập, 1994-2001); và nhiều bài biên khảo đăng tải ở các tạp chí từ 1940-2001, như: Viên âm (1940); Phật giáo Việt Nam(1960); Liên hoa (1961); Giác Ngộ (1982); Tập văn - Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN (1985-2001).

PGHu (1).JPG

Phật tử Huế đốt nén tâm hương tưởng niệm cố Trưởng lão Hòa thượng

Ngoài ra, ngài còn hiệu đính cho công trình dịch thuật Đại tạng kinh Việt Nam của Giáo hội, phần Hán tạng như: Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tạp A-hàm... Các bộ trên đã được in thành sách và xuất bản.

Với những công đức mà Trưởng lão Hòa thượng đã đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc, vào năm 2000, Chính phủ Việt Nam trao tặng Hòa thượng Huân chương Độc lập hạng nhì; vào năm 2001, GHPGVN đã tuyên dương Công đức Hòa thượng.

Cố Trưởng lão HT.Thích Thiện Siêu an nhiên thu thần thị tịch vào lúc 16 giờ 30 ngày 3-10-2001 (nhằm ngày 17-8-Tân Tỵ) tại tổ đình Từ Đàm (Huế) - trụ thế 80 tuổi đời, 52 Hạ lạp.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tác giả, Phật tử Nguyễn Tường Bách trong khuôn viên vườn nhà - Ảnh: TGCC

Tác giả Nguyễn Tường Bách sẽ nói chuyện và giao lưu về chủ đề Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á

GNO - Nguyễn Tường Bách - tác giả, dịch giả của nhiều cuốn sách được nhiều người đọc yêu thích như Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Đạo của vật lý, Con đường mây trắng ... - sẽ có buổi trò chuyện và giao lưu xoay quanh chủ đề “Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á”.

Thông tin hàng ngày