Malaysia: "Kinh Lá bối" 900 năm tại Sri Lanka đầu tiên đưa đến Malacca

Giác Ngộ - Những ngày gần đây, Phật giáo Sri Lanka được có vị trí cao là nhờ bộ "Kinh Lá Bối" đã được bảo tồn cách đây 900 năm, lần đầu tiên đưa đến Malacca - cổ thành Malaysia. Pháp sư Chân Lạc - người sáng lập Trung tâm Học tập A Di Đà Phật tại Sri Lanka, đã thống lĩnh 14 vị Pháp sư đến Hội Tịnh tu Phật giáo Malacca, chủ trì Pháp hội và tụng "Kinh Lá Bối" của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sơ chuyển Pháp luân, cầu phúc cho Malacca.
malai 1.png

Tín chúng quỳ nghinh đón "Kinh Lá Bối"

Pháp sư Chân Lạc - người sáng lập Trung tâm học tập A Di Đà Phật tại Sri Lanka, khi tiếp nhận cuộc phỏng vấn của phóng viên "Nhật Báo Tinh Châu". Pháp sư nói, "Kinh Lá Bối" được cất giữ trong ngôi cổ miếu tại Sri Lanka, lần đầu tiên đem ra nước ngoài, vì kinh này là văn vật vinh dự và là quốc bảo của Sri Lanka, không được tùy tiện đem ra ngoài. Pháp sư nói, trong "Kinh lá bối" là chánh pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhân đây, cho dù Nam truyền hay Bắc truyền, đều cần phải biết qua bộ kinh văn này. "Bộ Kinh văn này là Kinh văn bảo hộ chúng sinh của Phật Thích Ca Mâu Ni, là bộ "Hàng kinh" thứ nhất sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo, tức là Chuyển pháp luân đầu tiên".

mailai 2.png
Pháp sư Chân Lạc (trái) phô bày "Kinh Lá Bối"
được bảo tồn 900 năm

Hiện nay, Phật giáo Sri Lanka đã trù bị một cách khí thế hân hoan, để đón mừng ngày Phật đản 2.600 năm Đức Thích Ca Mâu Ni, phối hợp khánh chúc Phật đản thù thắng này, Trung tâm Học tập A Di Đà Phật trưng cầu ý kiến với các tín chúng bạn hữu Phật giáo Malacca là sẽ cúng dường ca sa cho 2600 chúng Tỳ kheo và Tỳ kheo ni mới xuất gia.

Để cảm ân đại đức quyên hiến hộ trì, Pháp sư Chân Lạc đã hướng dẫn 14 vị Pháp sư đến Hội Phật giáo Tịnh tu Malacca tổ chức Pháp hội "Bối Diệp Kinh" sơ chuyển Pháp luân tại Hoa viên Malacca.

malai 3.png

Kinh văn được viết trên lá bối (ảnh tư liệu) 

Một Phật tử tên Tiết Nhâm Bình trong Hội Phật giáo Tịnh tu nói, số tiền cúng dường 2.600 ca sa cho hội, một chiếc ca sa là 60 ringgit (tiền Malaysia), 2.600 chiếc là 15 vạn 6 nghìn ringgit. Ông ta nói, các Pháp sư sau khi cử hành Pháp hội, Hội sẽ mời ở lại để tham dự cuộc diễu hành Lễ Vesak vào ngày 18-5-2011 .

malai 4.png

Bối diệp (lá bối), còn gọi là Bối Đa La diệp. Tiếng Phạn Pattra, dịch là "Diệp", là một loại cây cọ - thực vật miền nhiệt đới, sanh trưởng chủ yếu ở phía Nam, mọc nhiều tại các khu vực hướng Tây nam Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện và Trung Quốc, lá dài mà dày, có thể dùng để ghi chép kinh văn, nói gọn là Bối Đa hoặc Bối Diệp. Trong "Chu Ái Liên Trúc Ký Du" thứ 14, quyển 2: "Bối diệp là một loại lá cây lớn tại Tây Thiên, sáng bóng và sạch sẽ, có thể dùng để viết kinh sách". Trước khi chưa phát minh ra giấy, Ấn Độ thời cổ đã dùng lá Bối Đa La để ghi chép kinh điển Phật giáo và tư liệu văn hiến của cung đình, hiện nay tại khu vực Nam Ấn Độ và Phật giáo Nam truyền vẫn còn có người tiếp tục sử dụng. 

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày