"Mạnh tay" với những hình ảnh không đẹp!

Giác Ngộ - Đi lễ ở một số chùa hoặc các điểm du lịch văn hóa-tâm linh như Châu Đốc (An Giang), Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu hay TP.HCM thật sự không khó để ghi lại những cảnh ăn xin của "lực lượng cái bang".

Họ là ai? "Phần lớn trong số họ là những người khỏe mạnh, lười lao động nên đã chọn cho mình cái nghề lừa gạt lòng tin và tình thương của mọi người để sống!", chị Đỗ Thị Thủy ở Bình Thạnh, TP.HCM bức xúc nói thế. Chị biết điều ấy khi tận mắt chứng kiến nhiều sư giả ở chùa Phước Hải (Q.1, TP.HCM) "hành nghề" trong những ngày đầu năm. Cả những người hóa trang thành những người bệnh nặng, hoặc những em nhỏ trong đường dây chăn dắt trẻ em ăn xin chị cũng đã đôi lần bắt gặp trên phố: "Có khi vô tình tôi lại gặp "người quen" mà trước đó mình đã cho họ tiền ở một góc đường với một "bệnh" khác cái "bệnh" mà hôm sau mình gặp (từ đau tim chuyển sang băng bó - NV)", chị Thủy kể.

anh 1 - Trang Ban doc.jpg

Một sư giả đứng bên người ăn xin ở Dinh Bà Cố (BR-VT) - Ảnh: Thiện Đông

Ống kính của chúng tôi cũng ghi được cảnh người người xếp hàng và người người làm phước cho những người ăn xin và sư giả ở Dinh Bà Cố (Bà Rịa-Vũng Tàu). Một vị thầy yêu cầu giấu tên bày tỏ: "Ở những dinh thờ thần hoặc trước cổng chùa mà có sư khất thực thì tuyệt đối không phải là sư chân chính. Sư chân chính thường không làm như thế, nhất là trong hoàn cảnh sư giả đang "rộ" và đang làm dư luận xã hội hết sức bức xúc. Sư chân chính sẽ không lợi dụng lòng tin của những người đi chùa để khất thực, do đó người muốn cúng cũng phải hết sức cẩn thận, phải sáng suốt".

Chính vì nắm bắt được tâm lý "năm mới làm điều phúc" của nhiều người nên lực lượng "sư giả" và những người hành nghề ăn xin đã móc hầu bao của không ít người, gây ra những dư luận xấu, làm mất lòng tin làm lành của nhiều người. Có những người vì những hình ảnh không đẹp này đã trở nên nghi ngờ cuộc sống, đắn đo trước những việc thiện… Sự thương tổn ấy quả thật đáng phải suy nghĩ để chúng ta "mạnh tay" hơn bằng cách tố giác những người đánh lừa lòng tốt của người khác (chứ đừng chỉ bức xúc rồi để đó)!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày