Mẹ ơi, con đã già rồi & những câu chuyện đời khác

GNO - LTS.Sanh ra làm người ai cũng trải qua nỗi khổ ái biệt ly: có thể là sanh ly tử biệt, cũng có thể là còn sống nhưng chia lìa đôi nẻo, xa cách nhớ thương. Giữa bến bờ nhân gian đó - con người sao không có những xúc cảm buồn thương, nhưng người biết tu học Phật sẽ biết chọn cái sống, cái chết, sự chia xa, thương nhớ nhẹ nhàng hơn. Những câu chuyện góp nhặt của một bạn đọc gửi về cho "Bến bờ nhân gian" dưới đây gợi lên điều đó...

-------------

Tôi mời bạn ly nước trà ấm, nghe tôi kể chuyện đời mà tôi góp nhặt đó đây:

Một mẹ già thập thò trước tiệm sửa điện thoại, anh và chàng thợ sửa điện thoại niềm nở:

- Có chuyện gì vậy cô?

- Dạ, nhờ anh xem giùm tôi cái này.

Mẹ gỡ máy điện thoại trong mấy lớp giấy ni-lông. Người thợ sửa điện thoại lắc nghe gõ. Anh chàng cười:

- Điện thoại của bác không sao cả. Nó bình thường mà.

- Sao mà mấy tháng nay con tôi không gọi về. Máy hư nên tôi không nghe tin của nó được.

Bà lắc điện thoại: Con ơi, con đâu rồi, trả lời mẹ đi. Mẹ nhớ con quá rồi. Con ơi...

trasen.jpg

Anh chàng sửa điện thoại chỉ cách dùng điện thoại - cái điện thoại chỉ một số điện thoai, có tiếng chuông reo. Rồi tiếng trả lời. Bà vui vẻ trở về với nụ cười thật tươi: Con ơi! Mẹ ôm chiếc điện thoại như con của mẹ.

 *

Trong ngôi làng có hai anh em mồi côi nhờ sự đùm bọc của hàng xóm. Người anh 10 tuổi, cô bé em 5 tuổi.

Anh chăm sóc em bằng tình thương của mẹ dành cho con. Em ho một tiếng anh lo cuống quýt chạy hỏi thăm cho uống thuốc gì. Đến khi em khỏi bệnh anh mới yên tâm. Một ngày kia, em bị bịnh nặng. Anh đưa em lên bệnh viện, bác sĩ cho hay:

- Em bé cần tiếp máu.

- Nhưng ở làng quê nghèo khó không có điều kiện tiếp máu. Anh xắn tay áo.

- Lấy máu của con nè.

Sau một hồi xét nghiệm. Bác sĩ đồng ý dùng máu của người anh truyền trực tiếp cho người em. Từng giọt từng giọt truyền qua cho em. Người em dần tỉnh lại. Người anh hỏi:

- Thưa bác sĩ: con có chết không?

Bác sĩ bảo: Không con. Con sẽ sống được một trăm tuổi.

Thằng anh:

-  Con xin chia sẻ cho em con 50 tuổi.

Bác sĩ xoa đầu thằng anh.

Mùa bão lại về. Nước dâng cao từ ngập bàn chân rồi nước lên tới lưng quần. Rồi chung quanh nhà nước mênh mông như một dòng sông. Nước cuộn trôi. Hai anh em trên miệng cái lu lớn. Anh nói:

- Em chăm sóc cho ba mẹ nha.

Em gật đầu.

- Người em thấy lu nhẹ hẫng, em biết chuyện gì đã xảy ra. Em bơi theo. Nhưng không còn kịp. Sau cơn ngập người ta tìm thấy em trên bãi cỏ xanh.

Khi tỉnh lại em gọi: Anh Hai ơi... Và sau đó em điên loạn gọi anh Hai ơi.

*

Mẹ ơi con muốn gọi mẹ như ngày xưa con còn bé. Ngày con chưa biết nói, con ngọng nghịu gọi mẹ, hai tay con nắm ống quần mẹ, gọi mẹ và mẹ cúi xuống ẵm con lên và nựng: thương con quá. Mẹ quên con ‘thương con quá đi thôi.

Con nằm trong lòng mẹ, lòng mẹ dựa sát lưng con. Bàn tay mẹ vuốt vai con như ngày xưa mẹ từng. Bàn tay qua bao năm nắng mưa, bây giờ con vẫn thấy bàn tay mẹ mềm mại như xưa. Ngày mẹ chỉ hai mươi mươi và con là đứa trẻ đầu lòng - nơi kết nối yêu thương nồng thắm giữ ba và mẹ. Ngày hạnh phúc đong đầy - con được tâng tiu giữa đôi tay mềm mại và mượt mà - bàn tay nhẹ nhàng của người y tá - nghề của ba

Bây giờ mẹ hơn tám mươi và con trên sáu mươi. Hai người già. Hai mái tóc trắng phau. Hai làn da nhăn nheo. Con nằm kề bên mẹ, tay ấp bàn tay mẹ như xưa. Mẹ không nói gì. Ngủ đi con - mẹ thì thầm, con gục vào lòng mẹ

Bây giờ con yếu dần, con không còn đi từng bước bên mẹ như ngày xưa. Hai chân con lảo đảo, đầu óc con mù mờ. Các thứ con yêu nhất là con quên nhiều nhất, thi thoảng nó sáng trong con rồi nó vụt tắt mẹ ơi.

Con đi ai để tang mẹ? Ai lo cho mẹ những ngày yếu đuối?

Con thương mẹ nhiều lắm nhưng lực bất tòng tâm rồi mẹ ơi. Mẹ ơi con đã già rồi. Con không còn gần gũi mẹ, không rót nước, dâng trà, không miếng cháo, không bánh trái, không bánh mà mẹ ưa thích...

Thế là hết, con đi. Bài hát "mẹ ơi con đã già rồi" vẫn mang mang bên tai, con giã từ mẹ nha mẹ. Con đi thăm ba - người đã đi 10 năm rồi mẹ. Con đi tìm ba về cho mẹ. Một gia đình toàn vẹn, sanh giữ tử lành mẹ à.

Mẹ niệm Phật cho con đi mẹ. Một câu niệm cho con về bên ao thất bảo. Đóa nào của mẹ, hoa nào của con? Hai hoa bên cạnh nhau, con không nắm tay mẹ.

Không nhìn thấy mẹ. Con chào mẹ. Mẹ bình an mẹ nhé. Con yêu mẹ. Giã từ mẹ. Con nghe mẹ ru con như ngày con còn bé…

Kim Dung (Q.Thủ Đức, TP.HCM)

Hộp thư “Bến bờ nhân gian”

“Bến bờ nhân gian” do Báo Giác Ngộ tổ chức nhân mùa Vu lan Báo hiếu 2019, diễn ra từ 23-7 tới 23-9, mời gọi bạn đọc chia sẻ câu chuyện của chính mình dưới dạng tự kể hoặc thể hiện dưới hình thức ký sự nhân vật mà bạn gặp, có hiểu, cảm được việc hiếu nghĩa của họ - để cùng khơi gợi lên lòng hiếu, tâm hiếu trong mỗi người, chung tay sống thiện lành, bắt đầu bằng việc thực tập hạnh hiếu.

* Bài viết bằng tiếng Việt, gửi qua email. Mỗi người có thể viết gửi nhiều bài.

* Độ dài: 900 - 1.600 chữ, có hình ảnh của người trong câu chuyện (nếu là ký nhân vật) và khuyến khích có hình ảnh trong những câu chuyện thật của mình

* Tiêu chí: Người thật, chuyện thật xúc động của chính người dự thi hoặc của nhân vật về lòng hiếu, tình cảm gia đình, thầy trò gây xúc động, đem đến cảm hứng sống thiện lành, hướng thượng. Lưu ý: bài chưa đăng báo nào và cả mạng xã hội.

Từ ngày 16-8 đến 6-9, Ban Tổ chức tiếp tục nhận được bài viết của các tác giả Lê Thị Xuyên, Nguyễn Hồng Mơ, Phát Từ, Nguyễn Hồng Mơ, Lê Thị Xuyên, Thích nữ Vạn Dung, Hoan Liên Mỹ, Thích nữ Nhuận Ân, Như Đạo, Nguyên Hương, Đỗ Duy Hoàng, Khánh Linh, Đức Thành, Nguyện Pháp, Trần Đăng Huy, Thanh Vân, Kim Dung, Nguyên Hiếu, Công Nguyễn, Minh Út, Nguyễn Nguyên An (2 bài), Liên Khanh, Thích nữ Huyền Trúc, Mai Ngọc, Lương Đình Khoa, Trúc Pháp Đăng, Nguyễn Thành Công, Kim Dung, Quang Toàn Thành Anh, Liên Hoa Mỹ…

Giác Ngộ tiếp tục chào đón bài viết của bạn đọc qua email: onlinegiacngo@gmail.com. Trân trọng cảm ơn bạn đọc đã tham gia.


Ban Tổ chức

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày