Một bảo vật Phật giáo được xác định lại triều đại

GNO - Hai tác phẩm Jeungdoga, những quyển sách in khắc được chỉ định là Báu vật Quốc gia số 758 từ 32 năm trước, được phát hiện đã được in trong triều đại Joseon, ngược lại với niềm tin phổ biến rằng nó thuộc về thời đại Goryeo.

Jeungdoga là một cuốn sách Phật giáo được viết bởi ngài Hyeon-Gak, nhà sư Phật giáo đến từ Trung Quốc thời nhà Đường, và Jeungdogaja, mà gần đây đã được xem xét kỹ lưỡng hơn tính xác thực của nó, là phiên bản in kim loại của Jeungdoga.

Theo Cục Quản lý Di sản Văn hóa của Hàn Quốc, 7 chuyên gia thư tịch và thư pháp bao gồm 3 thành viên của Ủy ban Di sản Văn hóa đã nghiên cứu vào thứ Hai (25-1), 3 tác phẩm Jeungdoga được in trên cùng bản khắc gỗ tại Viện Nghiên cứu Quốc gia về Di sản Văn hóa ở Daejeon, và họ nhất trí kết luận rằng các tác phẩm này được tạo ra trong triều đại Joseon (ảnh).

vch1.jpg

Đối tượng nghiên cứu bao gồm Báu vật Quốc gia 758-1 (thuộc sở hữu của Bảo tàng Xuất bản Samsung, được chỉ định vào năm 1984), Báu vật Quốc gia 758-2 (thuộc sở hữu của Bảo tàng Nghệ thuật Gong In, được chỉ định vào năm 2012), và Jeungdoga mà một nhà sưu tập tên Kim đã đệ đơn yêu cầu với chính phủ chỉ định là tài sản văn hóa hồi năm ngoái.

Sau khi phân tích độ dày nét chữ, chất lượng giấy và kiểu chữ, các chuyên gia đi đến kết luận rằng Báu vật số 758-1 đã được in trong thời đại vua Sejong, tác phẩm của ông Kim đã được thực hiện trong thời đại vua Seongjong, và Báu vật số 758-2 đã được in trong thời đại vua Gyeongjong.

Bằng chứng quyết định nhất là tái bút của Hoàng hậu Insoo, được tách ra khỏi tác phẩm Jeungdo của ông Kim. Lời tái bút chứng minh rằng Kim Su-on (1409-1481), một quan chức của triều đại Joseon đầu, đã thảo một văn bản trong tháng 6-1472, dưới thời trị vì của vua Seongjong.

Trong bản Jeungdo của Kim, các thành viên ủy ban tìm thấy những dấu vết bị xé ra để đóng lại. Các nhà nghiên cứu cho rằng ai đó đã cố xé lời tái bút ra khỏi tác phẩm để làm cho nó giống như một bản khắc gỗ từ thời Goryeo. "Nếu bản kinh đã bị cố ý tách ra thì có thể không được chỉ định là tài sản văn hóa", một quan chức của Cục Di sản Văn hóa cho biết.

Văn Công Hưng (Theo The Dong-A Ilbo)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong, Quảng Trị được thiết trí tại chùa An Trú

Ấn tượng mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị)

GNO - Mô hình kỳ đài bằng tre tại chùa An Trú (H.Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) nổi lên giữa màu vàng ươm của cánh đồng lúa chín như gói ghém tất cả tấm lòng của Phật tử nơi đây hướng về Phật đản, cũng như lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, cảm hứng gìn giữ các giá trị truyền thống của làng quê.

Thông tin hàng ngày