Một góc Luang Prabang

Luang Prabang là kinh đô của nước Lào từ năm 1346 đến năm 1975, cách Viêng Chăn 425km về phía bắc, bên dòng Mê Kông và Nậm Khan thơ mộng, êm đềm, thân thiện.

Luang Prabang được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới từ năm 1995, xứ sở của đền chùa, miếu mạo. Chùa Tham trên đỉnh Phou Si - “Nóc nhà của Luang Prabang” là ngôi chùa có vị trí cao nhất thành phố này . Muốn lên tới đỉnh Phou Si, bạn phải leo trên 320 bậc thang. Ở đây bạn có thể ngắm xem toàn bộ Luang Prabang với mọi hướng. Một trong những ngôi chùa cổ và có nhiều ý nghĩa lịch sử nhất là Wat Xieng Thong (được xây dựng năm 1560) (ảnh 3).

Chùa Wat Xieng Thong có bức tranh tường mosaic được công nhận là Di sản Thế giới; Có bức tượng Phật bán thân bằng đồng khối. Truyền rằng, sau khi thành kính ước nguyện điều gì, nếu bạn nhấc bức tượng ba lần lên cao qua trán của mình, thì ước nguyện sẽ được linh ứng.
 
Bức tượng nhỏ, nhưng khi ta nhấc lên thấy nặng như có một sức hút nào đó kéo bức tượng trở về vị trí cũ. Wat Visunna Lath cũng là một ngôi chùa nổi tiếng của Luang Prabang, có ngọn tháp hình quả dưa, nên Wat Visunna Lath cũng được nhiều người gọi là “chùa Quả dưa”.

Tại cố đô Luang Prabang còn có những ngôi chùa Việt, đặc trưng là chùa Phật Tích. Tới đền, chùa nào bạn cũng có thể mua nến, mua hương để đốt dâng thần, Phật. Nhưng phần lớn người ta chỉ bán từng que hương. Nhờ vậy, tại những ngôi chùa kể cả các ngôi chùa lớn rất đông khách thập phương bạn cũng không thấy nghi ngút khói hương, tuy các sư sãi ở đây không cần phải gom hương đã thắp để nhúng bớt vào chậu nước.

Luang Prabang còn có những ngôi chùa Việt.
Luang Prabang còn có những ngôi chùa Việt.

Hoàng cung nay đã trở thành bảo tàng.

Luang Prabang hiền hoà, là xứ sở của Phật giáo. Sư sãi được người dân rất tôn trọng. Mỗi sáng tinh mơ, trên đường phố Luang Prabang có hàng đoàn sư sãi đi khất thực. Cho khất thực (thường là biếu xôi, hoa quả) là một nét đặc trưng của người dân Lào và đặc biệt ở Luang Prabang. Người ta quan niệm cho khất thực là mang điều tốt lành về cho bản thân và gia đình.

Các nhà sư đi khất thực.
Các nhà sư đi khất thực.

Người dân bản xứ thì thường cho khất thực ở cổng nhà mình, khi sư sãi đi qua. Người dân vãng lai, phần lớn là khách du lịch thì mang xôi hoa quả từ nhà nghỉ đến các phố chính, hoặc mua ngay ở phố; khi thấy đoàn sư sãi sắp đi qua thì quỳ sẵn trên chiếu, kính cẩn đặt xôi, quả vào giỏ người khất thực. Thường thì sư sãi không tự cầm xôi, quả đặt vào giỏ của mình. Người cho và người nhận chắp tay chào nhau, rồi nhà sư đọc vài câu tụng niệm để ban phúc lành.

Chợ đêm tại Luang Prabang.
Chợ đêm tại Luang Prabang.

Chợ đêm bán hàng thủ công mỹ nghệ đã là một điểm nhấn văn hoá của Kinh đô cho đến ngày nay. Chợ và đường phố không hề có chuyện đeo bám bán hàng rong hoặc ăn xin.

Cách trung tâm Luang Prabang 29km có Thác Kuang Si mát lành, thơ mộng với nhiều cung bậc.

Thác Kuang Si.
Thác Kuang Si.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày