Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM khai giảng Lớp Cổ ngữ Sanskrit khóa đầu tiên

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ - Ảnh: Nguyên Tài/BGN
Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ - Ảnh: Nguyên Tài/BGN
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chiều nay, 28-5, tại Giảng đường A - Cơ sở I (Q.Phú Nhuận), Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM tổ chức khai giảng Lớp Cổ ngữ Sanskrit khóa đầu tiên với số lượng 88 học viên theo học.
Hòa thượng Thích Nguyên Giác phát biểu mở đầu

Hòa thượng Thích Nguyên Giác phát biểu mở đầu

Phát biểu mở đầu, Hòa thượng Thích Nguyên Giác, Trưởng khoa Phật học Sanskrit thuộc Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM nêu lên tầm quan trọng của cổ ngữ Sanskrit trong việc nghiên cứu kinh điển: “Không phải chỉ có Phật học, mà tất cả môn khoa học khác đều dựa trên sự nghiên cứu của cổ ngữ Sanskrit. Các thuật ngữ Phật học ở các ngôn ngữ như: Pali, Hán cổ, Tây Tạng… đều có nguồn gốc xuất xứ căn bản là cổ ngữ Sanskrit. Vì vậy, để nghiên cứu chuyên sâu kinh điển thì chúng ta chắc chắn phải học cổ ngữ Sanskrit.”, Hòa thượng Thích Nguyên Giác nhấn mạnh.

Hòa thượng Trưởng khoa Phật học Sanskrit chia sẻ: Nhận thấy tầm quan trọng của việc học cổ ngữ Sanskrit nên Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM cho phép mở Lớp Cổ ngữ Sanskrit để đáp ứng nhu cầu đối chiếu, đọc hiểu và phiên dịch Phật điển Sanskrit của người học Phật, đặc biệt là đối tượng Tăng Ni, nam nữ cư sĩ không đủ điều kiện để theo học Cổ ngữ Sanskrit của chương trình Cử nhân Phật học hệ chính quy, nhưng muốn có đủ nền tảng Cổ ngữ để nghiên cứu phiên dịch hay đối chiếu văn bản ở chương trình Thạc sĩ.

“Thời gian qua, nhiều Tăng Ni tốt nghiệp từ khoa Phật học Sanskrit, đi du học nước ngoài và đã trở về đây tham gia giảng dạy Cổ ngữ Sanskrit… Đó là tín hiệu đáng mừng đối với Học viện và khoa.”, Hòa thượng Thích Nguyên Giác bày tỏ.

Đại đức Thích Lệ Ngôn, Trưởng phòng Đào tạo Học viện thông tin chương trình, nội quy khóa học

Đại đức Thích Lệ Ngôn, Trưởng phòng Đào tạo Học viện thông tin chương trình, nội quy khóa học

Hòa thượng cũng nhắn nhủ học viên: "Cổ ngữ Sanskrit là môn học khó, nhưng không vì vậy mà chúng ta nản lòng. Điều kiện tiên quyết để học được Cổ ngữ Sanskrit là ngay từ buổi học đầu tiên phải nỗ lực hết mình, không nên có tâm lý học cho biết, cho vui, mà phải học nghiêm túc, kiên trì và nhẫn nại".

Đại đức Thích Lệ Ngôn, Trưởng phòng Đào tạo Học viện đã thông tin chương trình khóa học. Theo đó, Lớp Cổ ngữ Sanskrit có 88 học viên đăng ký theo học, gồm chư Tăng (23 vị), chư Ni (10 vị) và cư sĩ (55 vị).

Thời lượng khóa học là 90 tiết trong 2 học kỳ; thời gian học vào ngày thứ Tư hàng tuần, từ 13 giờ đến 17 giờ. Học viên được miễn toàn bộ học phí. Kinh phí được tài trợ bởi Quỹ Đào tạo và Nghiên cứu Phật học Sanskrit. Học viên sau khi hoàn thành khóa học và đạt yêu cầu của khóa học được cấp Chứng nhận hoàn thành tín chỉ Cổ ngữ Sanskrit.

Đại đức TS.Thích Nguyên Tấn đảm trách Lớp Cổ ngữ Sanskrit

Đại đức TS.Thích Nguyên Tấn đảm trách Lớp Cổ ngữ Sanskrit

Sau lễ khai giảng, các học viên đã có buổi học đầu tiên dưới sự hướng dẫn của Đại đức TS.Thích Nguyên Tấn.

Được biết, trước đó, vào ngày 3-4-2025, Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM cũng đã tổ chức khai giảng Lớp Cổ ngữ Tây Tạng khóa đầu tiên với số lượng 116 học viên theo học.

Một số hình ảnh ghi nhận:

Có 88 học viên theo học Lớp Cổ ngữ Sanskrit do Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM mở khóa đầu tiên

Có 88 học viên theo học Lớp Cổ ngữ Sanskrit do Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM mở khóa đầu tiên

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Trừng Thi trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Bửu Lâm đến Đại đức Thích Như Viên

Khánh Hòa: Chùa Bửu Lâm có tân trụ trì

GNO - Sáng 29-5, Ban Trị sự GHPGVN H.Vạn Ninh đã tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Bửu Lâm (xã Vạn Bình, H.Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) đến Đại đức Thích Như Viên.
Ảnh: Quảng Đạo/BGN

Nhịp cầu ngàn sau

GNO - Dòng thời gian... lặng lẽ trôi/ Tháng năm vô tận, tình người còn vương/ Trăm năm phù mộng vô thường/ Người ơi! Gắng nhớ tròn gương thiện lành...
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1300 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Nhân duyên kỳ ngộ

GNO - Hòa thượng Bodhi, tiến sĩ Xã hội học, hành giả, đồng thời là học giả của nhiều công trình Phật học nổi tiếng thế giới, một trong những đại biểu đặc biệt đại diện cho Phật giáo Hoa Kỳ tham dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại TP.HCM và là một trong những diễn giả chính của Đại lễ.
Đại lão Hòa thượng Viện trưởng trao Bằng tốt nghiệp Thạc sĩ Phật học đến các học viên - Ảnh tư liệu GN

Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM thông báo tuyển sinh thạc sĩ và tiến sĩ Phật học năm 2025

GNO - Ngày 20-5, thay mặt Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, Thượng tọa Thích Quang Thạnh, Phó Viện trưởng, Tổng Thư ký đã ký thông báo về việc tuyển sinh chương trình thạc sĩ Phật học khóa IX và tiến sĩ Phật học khóa VII, hệ chính quy năm 2025 dành cho đối tượng là Tăng Ni, cư sĩ Phật tử.

Thông tin hàng ngày