Một lần lên đỉnh thiêng Yên Tử

GNO - Về Yên Tử, du khách sẽ được nếm trải không ít “khổ nạn” trên con đường tìm đến thanh tịnh, bình yên cho tâm hồn.

Nằm chênh vênh trên độ cao 1.068 m, quần thể di tích chùa và am tháp, với 3 chùa chính là chùa Giải Oan, chùa Hoa Yên, chùa Đồng - điểm đến cuối cùng trong quần thể di tích Trúc Lâm Yên Tử là sự thách thức sự thành tâm của các thiện nam tín nữ Phật tử và sự kiên nhẫn của các du khách vãn cảnh có mong muốn được thỉnh ba hồi chuông giữa chót vót mây vờn sương cuộn.

nonthiengyentu01.JPG

Người người lên non thiêng

Chùa Đồng là nơi dừng chân cao nhất của du khách. Chùa được khởi dựng vào thời hậu Lê với tên gọi "Thiên Trúc tự". Từ năm 2010 đến 2012, tại khu vực chùa Đồng đã khởi công và khánh thành bức tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông ngồi trên bệ được làm bằng bê-tông cốt thép ốp đá điêu khắc.

Nếu chỉ bằng đôi chân và một tấm lòng hướng về Đức Phật, du khách sẽ phải mất đến hơn 3 giờ đồng hồ chân trèo, tay vịn, nhưng nếu bỏ ra một chút phí tổn để rút ngắn khoảng cách bằng "đường hàng không", gian nan sẽ vơi đi rất nhiều.

Bên cạnh đó nằm xen kẽ với núi rừng trùng điệp Yên Tử còn có nhiều điểm tham quan kỳ thú như khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc và thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.

Mùa xuân là dịp để du khách trong và ngoài nước cùng Tăng, Ni, Phật tử hành hương về Yên Tử trảy hội, du xuân và chiêm bái cảnh chùa, dự lễ cầu phúc, mong một năm mới tốt lành và an thịnh.

nonthiengyentu05.JPG

Hành trang hành hương Yên Tử

nonthiengyentu07.JPG

Già, trẻ cùng chí nguyện

nonthiengyentu09.JPG

Mỗi người một gậy, cùng lên chùa

nonthiengyentu06.JPG

Lễ tháp tổ

nonthiengyentu11.JPG

Cột mốc ghi dấu đã đến đỉnh thiêng

nonthiengyentu14.JPG

Tại chùa Đồng

nonthiengyentu17.JPG

Rất đông Phật tử, du khách đã về, đã tới

nonthiengyentu19.JPG

Gánh hàng lên núi

nonthiengyentu20.JPG

Cầu nguyện

nonthiengyentu22.JPG

Người trẻ hành hương

Vũ Giang thực hiện

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Khái quát về Mandala

Khái quát về Mandala

GNO - Mandala là tiếng Phạn, Hán ngữ phiên âm là Mạn đồ la, Mạn đà la, Mạn tra la và Hán ngữ dịch nghĩa là Đàn, Đàn tràng, Đạo tràng, Luân viên cụ túc, Tụ tập v.v…

Thông tin hàng ngày