Một triển lãm tranh Phật giáo đặc sắc tại Hàn Quốc

GNO - Cách đây 10 năm, một họa sĩ Tây Tạng 60 tuổi đã dành gần một năm ròng để vẽ bức tranh ngài Diêm Mạn Đức Ca (Yamantaka), được xem là hóa thân khác của Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi và là biểu tượng cho trí tuệ vững chắc như Kim Cương trong việc chiến thắng cái ác, khổ đau và sự chết của Phật giáo và người dân Tây Tạng.

Bức họa truyền thống của Phật giáo Tây Tạng này đã vượt qua một hành trình dài đến Hàn Quốc để người dân Hàn có dịp được chiêm ngưỡng và khám phá nền văn hóa Phật giáo Tây Tạng nhiều bí ẩn.

Diem Man Duc Ca.jpg


Tranh Thangka họa ngài Diêm Mạn Đức Ca (Yamantaka)

Ngày 16-1, triển lãm tranh Thangka được khai mạc tại Seoul (Hàn Quốc) với 14 bức họa Thangka trong khuôn khổ của chương trình triển lãm tranh Thangka ra thế giới của Trung Quốc, kéo dài đến hết ngày 4-3-2014. Triển lãm được sự tài trợ của Bộ Văn hóa Trung Quốc, chính quyền tỉnh Cam Túc và Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Seoul.

Thangka là loại tranh họa truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, được dùng trong các nghi thức cầu nguyện hoặc hành thiền. Với lịch sử hơn 1.300 năm, tranh Thangka được xem là bách khoa toàn thư về văn hóa Phật giáo Tây Tạng nói riêng và văn hóa Tây Tạng nói chung.

Được sự hỗ trợ của chính quyền tỉnh Cam Túc, chương trình Triển lãm trang Thangka được tiến hành cách đây 10 năm, chính thức từ năm 2003, quy tụ 120 họa sĩ vẽ 1.000 bức Thangka. Đây là triển lãm Thangka phong phú và đầy đủ nhất từ trước đến giờ về các chủ đề lớn như Phật giáo, y học, thiên văn học, nhạc kịch…

Đây là lần đầu tiên nhiều tác phẩm trong chương trình nói trên được mang ra triển lãm ở nước ngoài. Lần triển lãm này có 14 bức, chủ yếu là về Phật giáo Tây Tạng.

Theo ông Gesang Chialai, thành viên BTC triển lãm, Thangka là công cụ truyền thông quan trọng nhất để kể câu chuyện về văn hóa Tây Tạng. Qua triển lãm này, chúng tôi hy vọng có thể đưa nền văn hóa rực rỡ của dân tộc đến với người dân Hàn Quốc và đây cũng là cơ hội để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nước bạn trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa.

Tranh Thangka của Tây Tạng ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Nhiều bức Thangka có lịch sử từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 15, từ lâu đã có mặt ở các viện bảo tàng phương Tây. Hiện nay, các bức Thangka được chế tác bởi các họa sĩ Thangka Tây Tạng đương đại đã và đang được yêu thích nhiều hơn, phục vụ cho mục đích sưu tầm và cả thương mại. Tranh cũng được khách hàng người Hoa Kỳ, Châu Âu và Đông Nam Á yêu thích. Dự kiến trong tương lai, tranh Thangka sẽ được phát triển thành hình thức 3D.

Trần Trọng Hiếu (Theo Xinhuanet)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tác giả, Phật tử Nguyễn Tường Bách trong khuôn viên vườn nhà - Ảnh: TGCC

Tác giả Nguyễn Tường Bách sẽ nói chuyện và giao lưu về chủ đề Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á

GNO - Nguyễn Tường Bách - tác giả, dịch giả của nhiều cuốn sách được nhiều người đọc yêu thích như Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Đạo của vật lý, Con đường mây trắng ... - sẽ có buổi trò chuyện và giao lưu xoay quanh chủ đề “Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á”.

Thông tin hàng ngày