Một ví dụ điển hình của Phật giáo nhập thế

Logo của Hội Buddhacare
Logo của Hội Buddhacare

GN - Đầu năm nay, một tổ chức của những người cư sĩ Phật tử có tên gọi là Buddhacare đã được thành lập tại Australia. Hội Buddhacare được thành lập với hai mục đích chính: Thứ nhất, hoạt động với tư cách là cơ quan bảo vệ cho người cư sĩ Phật tử ở Australia; thứ hai, đẩy mạnh hoạt động Phật giáo nhập thế như một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Australia.

Buddhacare lấy cảm hứng từ niềm tin rằng, việc thực hành giáo pháp không thể tách khỏi sự hội nhập xã hội, như đã được thể hiện qua chính cuộc đời của Đức Phật.

Hiệp hội Tăng-già Australia (ASA) hoạt động như một tổ chức bảo trợ cho những người xuất gia. Hiện chưa có tổ chức chuyên trách về nhiệm vụ chăm sóc những nhu cầu thực tế của người cư sĩ Phật tử, mặc dù, về cơ bản thì các cư sĩ Phật tử đã được các chùa và các hội quan tâm. Hội Buddhacare hy vọng sẽ là tổ chức đầu tiên chính thức hỗ trợ cho người cư sĩ Phật tử Australia.

Dự án này là đứa con tinh thần của hai Phật tử thâm niên, đó là Vince Cavuoto đến từ Melbourne và Henry Dang đến từ Sydney. Henry Dang cũng là Tổng Thư ký hiện tại của Hội Liên hiệp Phật tử Australia. Theo ông Henry Dang, Buddhacare sẽ làm việc chặt chẽ với Giáo hội Tăng-già Australia và các tổ chức Phật giáo ở các nước khác nhau trên thế giới.

Một tổ chức tương tự như vậy là Diễn đàn Cư sĩ Phật tử Quốc tế cũng đã được thành lập ở Hàn Quốc vào năm 2007. Diễn đàn này do tông phái Chongji của Phật giáo Hàn Quốc khởi xướng. Vào năm 2012, Diễn đàn Cư sĩ Phật tử Quốc tế đã tổ chức buổi họp mặt đầu tiên tại một trung tâm Thiền thuộc Phật giáo Tây Tạng ở miền Nam Tây Ban Nha. Tại buổi họp mặt lần thứ bảy của Diễn đàn Cư sĩ Phật tử Quốc tế ở Tokyo tổ chức từ ngày 23 đến ngày 29 tháng Tư năm nay, ông Cavuoto đã trình bày bài phát biểu với chủ đề “Xây dựng một cơ cấu tổ chức cho một tổ chức Phật giáo nhập thế: Buddhacare”. Trong bài phát biểu, Cavuoto nhấn mạnh đến sự cần thiết của Phật giáo như một tổng thể để có thể tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội như giáo dục, nghiên cứu y học,… và đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến vấn đề phúc lợi của tất cả mọi người, cả trong nước lẫn quốc tế.

Các tổ chức như Buddhacare và Diễn đàn Cư sĩ Phật tử Quốc tế nhận thấy một nhu cầu cấp thiết đối với những người cư sĩ Phật tử trong việc vận dụng giáo pháp một cách tích cực vào đời sống xã hội như là một liều thuốc giải độc cho sự khổ đau và cải thiện phúc lợi của tất cả chúng sinh. Họ hy vọng sẽ chứng minh được rằng Phật pháp vượt qua tất cả những mãn nhãn và những sự khác biệt giữa tất cả mọi người.

Hoàng Lam (theo Buddhist Door)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Thích Huệ Thông: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.
Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày