Mùa Trung thu an lành

Mùa Trung thu an lành - Ảnh minh họa
Mùa Trung thu an lành - Ảnh minh họa

GN - Tết Trung thu (rằm tháng Tám) – theo Bách khoa toàn thư – còn gọi là Tết trông trăng, Tết Đoàn viên.

Theo tục lệ Việt Nam, Tết Trung thu trẻ em thường chơi đèn ông sao, lồng đèn giấy kiếng đủ màu (tự tay làm hoặc mua) đèn kéo quân… Bên cạnh đó, không thể thiếu cỗ bánh nướng, bánh dẻo để trẻ em múa hát, ăn bánh (phá cỗ), trông trăng tròn vằng vặc có hình ảnh chú Cuội ngồi dưới gốc cây đa. Một số nơi do ảnh hưởng Trung Hoa nên có múa lân, sư tử, múa rồng… Hình ảnh Trung thu xưa còn được các nhà khảo cổ phát hiện có in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.

Thế hệ người lớn hiện nay không thể quên những ca từ trong bài hát Rước đèn tháng Tám: Tết Trung thu rước đèn đi chơi/ Em rước đèn đi khắp phố phường/ Lòng vui sướng với đèn trong tay/ Em múa ca trong ánh trăng rằm… Trong những ngày Trung thu, trẻ em được lồng đèn, bánh kẹo và cùng với ông bà, cha mẹ ăn bánh; đón trăng.

Tục tặng quà Trung thu ngày nay cũng xuất phát từ việc những Tết Trung thu hồi thế kỷ XIX, thế kỷ XX, người ta cũng tặng quà nhau. Nhưng ngày nay, việc tặng quà trung thu ít nhiều đã biến tướng tiêu cực. Ngoài quà là hộp bánh, còn có phong bì tiền. Tiền càng nhiều, bánh càng đắt giá thì đối tượng được tặng cũng phải có chức quyền trong xã hội. Có những hộp bánh trung thu tính bằng vàng, đô-la… và biếu cho ai thì mọi người cũng hiểu. Bên cạnh đó, có hình thức doanh nghiệp tặng quà bánh trung thu cho khách hàng, cho công nhân viên chức, người lao động. Các tổ chức xã hội thì tặng bánh trung thu cho công việc từ thiện. Từ những nguồn biếu tặng đó, hàng năm tổng lượng bánh trung thu được tiêu thụ từ 6 đến 8 tấn bánh. Việc chiết khấu hoa hồng khá cao của bánh trung thu (35-40%) đã khiến một số người sử dụng tiền cơ quan để mua biếu xén, hưởng lợi. Người ta đã biến bánh trung thu của trẻ em thành một thương trường cung cầu cho những mối quan hệ có đi có lại một cách thiếu minh bạch; cũng như những thương vụ mờ ám.

Giới Phật giáo cả nước cũng đã chung tay góp sức dành cho trẻ em những món quà trung thu ý nghĩa, nhất là đối với trẻ em nghèo, khó khăn vùng sâu vùng xa. NS.Huệ Từ, Phó ban Từ thiện xã hội GHPGVN đã trao 10.000 phần quà trung thu cho 47 tỉnh, thành, trong đó Quảng Nam 2.400 phần; Bình Phước 1.100 phần. Phần quà trung thu gồm: tập, viết, bánh trung thu, lồng đèn… Trường Nuôi dạy trẻ mồ côi chùa Pháp Võ cũng đã tổ chức Lễ hội Trăng rằm cho 120 trẻ em mồ côi.

Tại các địa điểm Nhà Văn hóa Thiếu nhi TP, Nhà Thi đấu QK7, Công viên Văn hóa Đầm Sen, Nhà hát Bến Thành, Nhà Thi đấu Nguyễn Du… đều tổ chức trung thu cho tập thể các em thiếu nhi vui chơi, các chương trình văn nghệ, đêm Hội trăng rằm.

Dù không còn hình ảnh Trung thu xưa một cách đầm ấm, nhưng trẻ em thiếu nhi ngày nay cũng thừa hưởng được sự chăm sóc, đồng cảm từ phía gia đình, xã hội thông qua việc tổ chức Trung thu cho các em đầy màu sắc và nhiều ý nghĩa, mang lại cho các em các cháu thiếu nhi một mùa Trung thu sinh động, tiết kiệm và thực sự an bình.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

GNO - Chùa Long Hoa (Q.8) phối hợp UBND, Uỷ ban MTTQVN Q.8, các mạnh thường quân tổ chức trao 300 phần quà đến các hộ đồng bào dân tộc, hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Q.8 vào ngày 16-4.

Thông tin hàng ngày