Nếm vị thiền trong chén trà thơm

Các bạn trẻ tham dự chương trình thưởng thức các loại trà do Ban Tổ chức pha chế
Các bạn trẻ tham dự chương trình thưởng thức các loại trà do Ban Tổ chức pha chế
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Với người Phật tử, trà không chỉ để dâng cúng lên Đức Phật, hay dùng để thể hiện lễ nghĩa hiếu khách trọng tình, mà còn để thực hành chánh niệm, an trú trong thực tại để thanh tĩnh tâm hồn, mang đến hạnh phúc thật sự khi thưởng thức chén trà thơm.
Diễn giả Nguyễn Lê Uyên Viễn giới thiệu mối quan hệ giữa trà và thiền đến người tham dự

Diễn giả Nguyễn Lê Uyên Viễn giới thiệu mối quan hệ giữa trà và thiền đến người tham dự

Đó là một trong những nội dung được diễn giả Nguyễn Lê Uyên Viễn, pháp danh Phổ Tâm trình bày trong buổi nói chuyện với chủ đề “Trà và mối tương quan trà với văn hóa, lịch sử phương Đông” diễn ra tại Work Flow (Q.3, TP.HCM) với các hướng dẫn viên du lịch và người yêu thích trà.

Theo đó, trong dòng chảy lịch sử Á Đông, văn hóa uống trà đã được hình thành từ rất lâu đời, khởi thủy từ thời nhà Đường, cho đến nhà Tống với các thiền sư Bách Trượng Hoài Hải, Triệu Châu… Các vị thiền sư này đã dùng trà để vận dụng thiền, mượn trà để trao gửi thông điệp, triết lý của Phật giáo đến với đông đảo mọi người.

Trong nghi lễ Phật giáo, trà cũng là một trong sáu lễ phẩm căn bản của lục cúng (hương, hoa, đăng, trà, quả, thực) mà người con Phật dâng lên cúng dường chư Phật, chư vị Bồ-tát, cùng lịch đại Tổ sư, rồi mới đến để tiếp đãi khách khi có dịp hay các buổi trà đàm, trao đổi lý thiền giữa các vị tu sĩ với nhau. Điều này cũng được ghi chép trong “Sắc tu Bách Trượng thanh quy” do thiền sư Bách Trượng Hoài Hải thời nhà Đường biên soạn.

Anh Nguyễn Trung Kiên giới thiệu cách phân biệt các loại trà đến các bạn hướng dẫn viên du lịch Vietravel

Anh Nguyễn Trung Kiên giới thiệu cách phân biệt các loại trà đến các bạn hướng dẫn viên du lịch Vietravel

Văn hóa thưởng trà cũng là nguồn cảm hứng để các giai thoại, công án thiền ra đời và lưu truyền đến các thế hệ sau. Trong số đó có thể nói đến công án “Uống trà đi” của thiền sư Triệu Châu đời Đường (778-897), hay ở Việt Nam có Thiền sư Viên Chiếu (999-1090), thời nhà Lý với câu nói “Tiễn anh đi ngàn dặm, cười trao một ấm trà”. Mà ý thiền trong mỗi công án đó đều nhắc nhở người uống trà an trú thực tại hiện tiền, chánh niệm trong từng hành động khi uống trà.

Vì vậy, uống trà không chỉ đơn giản là dùng 5 giác quan để nhận biết sắc, thinh, hương, vị, hình của trà, phân biệt trà ngon, dở. Để trở thành một người pha trà giỏi phải biết đặt cái tâm vào trong mỗi quá trình, từ đó gột rửa cái tâm bụi bặm của mình thì mới nếm được vị thiền trong chén trà thơm, đó là cách thưởng trà một cách đúng nghĩa nhất.

Người tham dự còn được lắng nghe diễn giả Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc Công ty cổ phần trà Tân An trình bày về lịch sử, đặc trưng của các loại trà, vùng trà ở Việt Nam hiện nay; tình hình thị trường trà Việt Nam trên trường thế giới. Ông cũng lý giải thêm về cách nhận biết các phẩm trà hiện nay trên thị trường, giúp mọi người tránh lựa chọn các loại trà giả, kém chất lượng.

Được biết, buổi nói chuyện với chủ đề “Trà và mối tương quan trà với văn hóa, lịch sử phương Đông” với mục đích hỗ trợ các hướng dẫn viên du lịch hiểu thêm kiến thức về trà và văn hóa uống trà của người Việt. Từ đó, giúp họ thực hành đúng truyền thống văn hóa, nghi thức khi đến chùa, tránh phổ biến các kiến thức không chuẩn mực, gây hiểu nhầm cho khách du lịch trong quá trình làm việc.

Quang cảnh buổi nói chuyện về trà tại Work Flow

Quang cảnh buổi nói chuyện về trà tại Work Flow

Chị Thái Hoàng My (29 tuổi) ở Q.Tân Bình tham gia buổi trò chuyện với mong muốn tìm hiểu sâu hơn các kiến thức về cách chọn trà sao cho đúng, quy trình pha trà để có một ly trà ngon, văn hóa thưởng trà đặc trưng của dân tộc Việt Nam, qua đó giới thiệu các kiến thức đó đến các vị khách du lịch của mình.

“Những lúc căng thẳng vì công việc, nhờ những chiêm nghiệm về trà, về thiền giúp mình luôn tỉnh thức, bản thân cũng nhờ vậy mà bình tĩnh, nhẹ nhàng hơn trong ứng xử với khách”, chị My chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày