Nét đẹp rằm tháng Giêng

Rằm tháng giêng là rằm đầu tiên của năm, nhiều người tin rằng: “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng giêng”, do vậy hầu hết các chùa trên địa bàn TP.HCM có rất đông phật tử, tín đồ và người dân đến lễ.

Nét đẹp rằm tháng Giêng

Tại Chùa Bửu Quang, quận Thủ Đức, trong dịp lễ Rằm tháng giêng, Phật giáo Nam tông thường tổ chức lễ thọ giới, lễ quy y, lễ thuyết pháp. Khi Phật tử cúng dường, chư Tăng khuyến khích Phật tử làm điều lành tránh điều ác, lấy nhân quả làm gốc, nâng cao truyền thống hiếu hạnh, đạo đức. Sau đó, chư Tăng tụng kinh chúc phúc cho Phật tử và gia đình của họ.

Lễ rằm tháng giêng là dịp giúp cho Phật tử gieo duyên lành với phật pháp và tưởng nhớ sự kiện Đại hội Thánh Tăng tổ chức ở tịnh xá Trúc Lâm với sự hiện diện của 1.250 vị Tỳ-kheo và đức Phật, đồng thời tưởng nhớ những lời dạy cuối cùng của đức Phật. 
Chị Tôn Nữ Kiến Thức, quận Bình Thạnh, TP.HCM cho biết: “Rằm tháng giêng tôi đi chùa lễ Phật cúng dường chư Tăng học những giáo pháp đức Phật giảng dạy, thực hiện hạnh lành, làm điều thiện theo kinh Phật đã dạy”.
Một nét đẹp trong ngày rằm tháng giêng, Phật giáo Nam Tông vẫn còn gìn giữ đến ngày nay là lễ đặt bát hội. Đây là dịp để mọi người không chỉ riêng Phật tử làm việc phước thiện đến với các bậc đã xuất gia. Nghi thức Phật giáo Nam tông thường được thực hiện để mọi người trông thấy, nghe hiểu và thực hành giáo lý từ bi và trí tuệ của đạo Phật. Đối với Phật tử, ngày nào làm lành lánh dữ thì ngày đó là ngày tốt. Đối với chư Tăng học đức nhẫn nại, giữ giới luật trong sạch, tiết độ trong ăn uống, sống với tâm hướng thượng là những pháp căn bản của người cầu đạo giải thoát.
Đại Đức Thích Thiện Minh, Uỷ viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Bửu Quang cho biết: “Hôm nay ngày đặt bát hội kỷ niệm đại lễ rằm tháng giêng, nên phật tử đến chùa sắm lễ cúng dường chư tăng tạo duyên lành trong phật pháp, tức là thực hiện hạnh bố thí, mở rộng lòng nhân ái của người Phật tử, đồng thời gieo duyên lành giác ngộ và giải thoát. Chư tăng đi khất thực thì đây là hoạt động truyền thống của đức Phật ngày xưa. Khất thực cũng là hình thức chư tăng rèn luyện ý chí và nội lực, cũng là hạnh tu để thể hiện sự nhẫn nại bao dung trong cuộc sống”.
Lễ rằm tháng giêng còn có nhiều chương trình thuyết pháp, hành thiền, chiêm bái Xá lợi... nhằm để chư Tăng và Phật tử ôn lại cuộc đời và đạo nghiệp của đức Phật và cũng để tự nhắc nhở với lòng mình luôn sống trong từ bi và trí huệ. Đi chùa lễ Phật đầu năm là nét đẹp truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam với tâm nguyện mong cho đất nước an vui, mọi nhà hạnh phúc.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trang nghiêm cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh an trí tại giới trường chùa Tỉnh Hội (Đồng Nai)

Đại Giới đàn Đạt Thanh: Cung thỉnh di ảnh Tổ sư về giới trường, giáo giới hành nghi các giới tử

GNO - Chiều 25-4, Ban Kiến đàn Đại giới đàn Đạt Thanh đã đến tổ đình Long Thiền cử hành lễ cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Đạt Thanh và giới bổn về chùa Tỉnh Hội - giới trường Tăng, đồng thời chư Ni trong Ban Kiến đàn cũng đã cung thỉnh di ảnh từ chùa Bửu Phong về chùa Phước Hội - giới trường Ni.
Sà lan chở nước ngọt từ Đồng Tháp về xã đảo Hưng Phong, H.Giồng Trôm, Bến Tre để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn

Vận chuyển nước ngọt bằng sà lan để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn H.Giồng Trôm, Bến Tre

GNO - Được sự tài trợ của đoàn thiện nguyện tại TP.HCM do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn, Đại đức Thích Vạn Bình, trụ trì Phước Long cổ tự (H.Giồng Trôm, Bến Tre) đã phối hợp với UBND xã đảo Hưng Phong tổ chức trao nước ngọt và thùng nhựa cho bà con tại địa phương vào ngày 23-4 vừa qua.
Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.

Thông tin hàng ngày