Nét Tràng An...

Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng. Giữa lòng Hà Nội là những núi, những sông: sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tích, sông Bùi, Kim Ngưu, Tô Lịch…; núi Ba Vì, núi Sóc, núi Nùng, núi Khán, núi Xưa cùng với các hồ nước xanh như mắt người con gái: hồ Tây, hồ Gươm, Trúc Bạch, Thuyền Quang, đầm Sét…

Hồ Gươm - Lẵng hoa giữa lòng Hà Nội.

Hồ Gươm - Lẵng hoa giữa lòng Hà Nội.

Năm 1010, Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) dời kinh đô từ Trường Yên (Ninh Bình) đến vùng đất mới dựng kinh đô nằm ven sông Hồng. Nhân việc đắp đê xây thành thấy có rồng vàng bay lên nên Lý Thái Tổ đặt tên là Thăng Long cho đến đời Trần. Triều Lê thay Trần mở rộng Thăng Long, đặt là Đông Đô, rồi Đông Kinh và Trung Đô. Đến đầu đời Nguyễn lại đổi là Thăng Long, rồi Hà Nội.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quốc hội khóa VI, ngày 2-7-1976, quyết nghị: “Thủ đô nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Hà Nội”.

Thăng Long rồi Đông Đô, Hà Nội luôn bận lòng vì giặc ngoại xâm, nhưng văn hóa Hà Nội vẫn sớm mở mang: năm 1040 xây chùa Một Cột, dựng Văn Miếu năm 1070, rồi mở trường Thái Học đầu tiên. Năm 1108 Hà Nội đắp đê quai vạc. Cũng từ đó người chơi hoa cũng đã sành. Có tới hai làng trồng hoa là Nghi Tàm và Võng Thị ngay bờ hồ Tây. Hội văn thơ Tao Đàn được lập từ thế kỷ XV.

Xa xưa, nghề thủ công đã phát triển rộng khắp kinh thành, có 36 phố phường, mỗi phố bán riêng một loại sản phẩm do một làng nghề sản xuất, tên sản phẩm thành tên phố, chỉ thêm chữ hàng như: phố Hàng Bồ, Hàng Nón, Hàng Thùng, Hàng Lọng, Hàng Đồng, Hàng Mắm, Hàng Đào…

Các cụ bà sắm lễ chùa Thạch Cầu, Long Biên.

Các cụ bà sắm lễ chùa Thạch Cầu, Long Biên.


Chợ hoa bên đê Sông Hồng.

Chợ hoa bên đê Sông Hồng.


Khu chung cư ở quận Cầu Giấy.

Khu chung cư ở quận Cầu Giấy.


Văn Miếu - Quốc Tử Giám dựng năm 1070 với cây đa ngàn năm lịch sử.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám dựng năm 1070 với cây đa ngàn năm lịch sử.


Múa rối nước.

Múa rối nước.


Các cháu thiếu nhi vẽ tranh ở Nhà Văn hóa Thiếu nhi.

Các cháu thiếu nhi vẽ tranh ở Nhà Văn hóa Thiếu nhi.

Khắc chữ bằng gốm “Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn” ở làng gốm cổ Bát Tràng.

Khắc chữ bằng gốm “Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn” ở làng gốm cổ Bát Tràng.


Phố Hàng Mã.

Phố Hàng Mã.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Lưu niệm tại khóa tu

Lâm Đồng: Gần 700 tu sinh tham dự Khóa tu mùa hè “Con về bên Phật” lần 3

GNO - Nhằm tạo điều kiện cho giới trẻ có cơ hội trải nghiệm và tìm hiểu về Phật pháp, Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử tỉnh Bình Thuận (cũ) phối hợp cùng chùa Thiện Tâm tổ chức Khóa tu mùa hè 2025 tại chùa Thiện Tâm (xã Tân Minh, tỉnh Lâm Đồng) từ ngày 10 đến ngày 13-7-2025, với gần 700 tu sinh tham dự.
Ảnh: Quảng Đạo

Học hạnh tri ân báo ân từ Đức Thế Tôn

NSGN - Sau khi Đức Thế Tôn thành đạo dưới cây Bồ-đề, Ngài nhìn chăm chú không nháy mắt để tri ân cây Bồ-đề đã từng che nắng mưa cho Ngài trong thời gian chiến đấu ác ma (māra), thành Bậc Chánh giác.
Ảnh minh họa

Bí mật của tấm gương biết nói

GNO - Khu chợ đồ cũ gần nhà Kai, lúc nào cũng tấp nập như một mê cung chứa đựng những câu chuyện xưa cũ. Nơi đây có những chiếc đèn dầu hoen gỉ nằm im lìm cạnh những con búp bê sứ sứt môi buồn bã, và những chồng sách cũ kỹ tỏa ra mùi giấy mốc đặc trưng như một lời thì thầm của thời gian…

Thông tin hàng ngày