Ngày 12-7: Việt Nam ghi nhận 2.367 ca nhiễm Covid-19, có 4 bệnh nhân tử vong

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 12-7, Việt Nam ghi nhận 2.383 ca nhiễm, gồm16 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 2.367 ca trong nước. Đây là số ca nhiễm trong ngày cao nhất kể từ khi dịch xâm nhập Việt Nam.

Tại TP.HCM, tổng số ca nhiễm trong ngày hôm nay là 1.764, con số này cũng cao kỷ lục. Trong đó có 1.463 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; có 301 ca đang điều tra dịch tễ.

Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP.HCM lên 14.776, Bắc Ninh 1.667, Bình Dương 1.628, Đồng Tháp 618, Hà Nội 533, Tiền Giang 470, Phú Yên 466, Đà Nẵng 270, Khánh Hòa 215, Quảng Ngãi 177, An Giang 90, Trà Vinh 35, Bình Phước 29, Hậu Giang 22, Sóc Trăng 18, Thanh Hóa 17, Nam Định 9, Đăk Nông 3.

Như vậy, tỉnh Nam Định xuất hiện ca mới sau hơn 20 ngày không ghi nhận ca nhiễm.

Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27-4 đến nay là 28.638, ghi nhận ở 58 tỉnh thành.

Cũng trong sáng nay, Bộ Y tế công bố 4 bệnh nhân Covid-19 mắc bệnh lý nền nặng ở TP.Sa Đéc, Đồng Tháp và Long An tử vong.

Theo Tiểu ban điều trị, 4 ca tử vong ghi nhận số 120-123.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam: TP.HCM đã đi đúng hướng, cần tiếp tục tăng cường và siết chặt các biện pháp đã đề ra

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc giao ban trực tuyến - Ảnh: Đình Nam
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc giao ban trực tuyến - Ảnh: Đình Nam

Sáng 12-7, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo TP.HCM về tình hình thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, TP.HCM sẽ phải xử lý nhiều vấn đề phát sinh liên quan đến ứng xử với đời sống, thói quen, lợi ích của người dân. Vì vậy, hơn lúc nào hết, Thành phố cần bình tĩnh, vận động, tuyên truyền để người dân yên tâm cùng chung tay với Thành phố chống dịch, vượt qua khó khăn, vượt qua những tình huống bất ngờ.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị TP.HCM tiếp tục tăng cường và siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là ở các khu cách ly, khu phong tỏa để tránh lây nhiễm chéo. Bên cạnh đó, cần xem xét việc cách ly F1 tại nhà sao cho hợp lý với tình hình thực tế của Thành phố, hạn chế cách ly tập trung. Đồng thời, đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, có phương án vừa đảm bảo sản xuất vừa phải đảm bảo giãn cách, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đến ngày 12-7, Thành phố đã sử dụng hết 3 ngày giãn cách, đã xuất hiện những phát sinh và đã được giải quyết, vì vậy Thành phố cần xác định rõ thời gian còn lại làm gì để tận dụng hiệu quả thời gian giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Đến nay với các giải pháp Thành phố đưa ra, Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác đã đánh giá Thành phố triển khai đúng hướng, đề nghị Thành phố tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp đề ra. Đây cũng là thách thức, Thành phố phải làm sao để xứng đáng với sự tin tưởng của Chính phủ và sự chung tay của người dân.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.
Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.

Thông tin hàng ngày