Nghị định 92 với cái nhìn mới

GN - Trong nhiều năm qua, việc ban hành các nghị định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tại nước ta ngày càng có những quy định chặt chẽ hơn, trên cơ sở thiết lập sự công bằng giữa các tôn giáo đang hoạt động truyền giáo và hành đạo trong khuôn khổ Hiến pháp và luật pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định trong buổi làm việc với Ban Tôn giáo Chính phủ: Việt Nam là một đất nước đa tôn giáo, vì thế ban hành các văn bản có tính pháp lý về lĩnh vực tôn giáo là một điều cần thiết trong tình hình hiện nay.

images377475_7.jpg
Ảnh chỉ mang tính minh họa

So với Nghị định 22/2005/NĐ-CP ngày 1-3-2005, Nghị định 92/2012/NĐ-CP ban hành ngày 8-11-2012 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2013 gồm 5 chương, 46 điều, có nhiều điều khoản quy định chi tiết thực hiện cụ thể, thông thoáng hơn trong bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi.

Hai Nghị định mà Chính phủ ban hành đều khẳng định ở phần mở đầu “… Nghiêm cấm việc ép buộc công dân theo đạo, bỏ đạo hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác”…

Trước hết, phải nhìn nhận rằng, chủ trương bảo đảm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng của nhân dân là quan điểm cơ bản, nhất quán, xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam kể từ thời lập quốc.

Chỉ sau một ngày công bố Tuyên ngôn Độc lập, ngày 3-9-1945, chủ tọa phiên họp đầu tiên của Chính phủ mới thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ tuyên bố “tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết”. Từ đó đến nay, quan điểm ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành định hướng chung cho việc hoạch định và thực thi chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, thể hiện trong Hiến pháp qua các thời kỳ.

Theo đó, Nghị định 92 dù có những quy định đổi mới và nhiều điều khoản cụ thể hơn, nhưng theo nhận định của các giới quan tâm, ở chừng mực nào đó vẫn là văn bản pháp quy không mang tính lâu dài với những quy phạm chưa bao quát và chi tiết hết những hoạt động đặc thù của mỗi tôn giáo cần được bảo vệ, cũng như tránh tạo nên sự nhạy cảm mà một vài phần tử xấu có thể lợi dụng kẽ hở của nghị định, đi ngược lại lợi ích của dân tộc và đất nước.

Do vậy, trong bối cảnh xã hội phát triển, một Bộ Luật về tôn giáo cũng cần được Quốc hội xem xét soạn thảo và ban hành, thể hiện tính chính thống của hệ thống nhà nước pháp quyền, phù hợp với chủ trương “Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đã và đang được đẩy mạnh trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Đây cũng là chính nhu cầu thực tế trong nỗ lực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc - trong đó không nên xem nhẹ yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo - nhằm tránh những luận điệu xuyên tạc của các thế lực đang ra sức chống phá, chia rẽ tôn giáo…

Một Bộ Luật về tôn giáo được Quốc hội ban hành sẽ làm yên lòng những nhà hoạt động tôn giáo trong điều kiện được bảo hộ bởi luật pháp, đồng thời cũng giúp các cơ quan quản lý nhà nước về mặt tôn giáo am hiểu cặn kẽ về kiến thức tôn giáo trong việc thể hiện chính sách tự do tín ngưỡng đúng đắn của Nhà nước Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày