Nghi thức tuần chúc Lễ Tam bảo Phật tại Bangkok

GNO - Ngày 22-7, nghi thức tuần chúc lễ Tam bảo Phật (巡烛三宝佛节) (cầm nến tuần hành) được long trọng cử hành tại Bangkok, Thái Lan. Lễ Tam bảo Phật là một trong ba đại lễ Phật giáo lớn nhất tại Thái Lan.

h1.jpg

Chư Tăng cử hành nghi thức tuần chúc trong ngày Lễ Tam bảo Phật

Theo lịch Thái, mỗi năm vào ngày 15-8, trước một ngày lễ Thủ Hạ của Thái Lan, đó là lễ "A-sa-lặc-cáp-phổ-sai" (Asalhapujaday 阿莎叻哈普差节). "A-sa-lặc-cáp-phổ-sai" đến từ văn Pali, nghĩa là "cúng dường tháng 8".

h2.jpg
"Lễ Tam bảo Phật" là một trong ba lễ lớn của Phật giáo Thái Lan

Người Trung Hoa tại Thái Lan gọi lễ này là "Lễ Tam bảo" (三宝节), bởi vì đây là ngày thuyết pháp đầu tiên sau khi đức Phật thành đạo. Đã có ngày đầu tiên của đệ tử Phật môn; ngày đầu tiên của Chánh pháp, thì phải có ngày đầu tiên Hòa thượng xuất hiện trên đời; cũng là ngày có đầy đủ ba ngôi Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) trong Phật giáo.

h3.jpg
Quang cảnh tuần chúc

Nguyên trước đây, lễ hội này không tổ chức nghi thức, đến năm 1961, Phật giáo Tăng già Thái Lan yêu cầu tín đồ Phật giáo phải long trọng cử hành nghi thức này và đã được sự đồng ý của quốc vương Thái. Từ đó, quyết định lấy ngày này làm ngày lễ hội quan trọng của Phật giáo.

h4.jpg
Tín đồ Phật giáo Thái Lan

Hàng năm bước vào tháng 8, các tự viện Phật giáo, các tín đồ Phật giáo toàn quốc, đều long trong tổ chức nghi thức như: thủ giới, nghe kinh, tụng kinh, thuyết pháp, tuần chúc... 

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày