Ngôi trường Phật giáo làm từ chất liệu thiên nhiên

GNO - Một ngôi trường dạy Phật học dành cho trẻ em được xây dựng từ vật liệu tự nhiên theo hướng thân thiện với môi trường địa phương.

Trong giáo lý nhà Phật, tất cả các sinh vật được coi là một phần trong mối liên kết của sự sống, và thiên nhiên là một cấu trúc của thế giới mà không nên bị làm biến dạng bởi những ham muốn của con người.

anh VCH 1.jpg

Toàn cảnh ngôi trường

Hiện thân của triết lý này có thể được tìm thấy tại trường Panyaden, một cơ sở Phật giáo nằm gần thành phố Chiang Mai ở miền bắc Thái Lan. Cụm công trình kiến trúc nhà ở là một tổ chức giáo dục tiểu học rộng hơn 5.000 mét vuông được thiết kế bởi công ty Kiến trúc 24H của Hà Lan, được thực hiện gần như hoàn toàn bằng các vật liệu tự nhiên hoặc tái chế và được xây dựng giống như cảnh quan miền núi xanh tươi của vùng.

Được hoàn thành vào năm 2011, kế hoạch trường Panyaden được lấy cảm hứng từ nhánh của cây dương xỉ sừng hươu nhiệt đới.

Khu giảng dạy chính được chia thành các phần riêng biệt gồm ba phòng học, làm từ các bức tường bằng đất nện và được bao phủ bởi các mái che lớn lợp từ tranh. Giữa mỗi lớp học, một loạt các con đường dẫn đến các nhà lều ngoài trời, nơi học sinh có thể gặp gỡ để được hướng dẫn trong một khung cảnh tự nhiên hơn.

Vật liệu cấu trúc chính là tre, phát triển với số lượng phong phú xung quanh trường học. Những thân tre lớn được sử dụng làm dầm để chống đỡ những mái nhà bằng tre đan, nhô rộng ra nhằm tạo nhiều bóng râm dưới ánh nắng của mặt trời nhiệt đới. Trong một số các nhà lều ngoài trời, các thanh tre chống đỡ phân nhánh ra từ các cột đá tự nhiên, mang lại cảm giác như các em được gặp gỡ trong một nơi trú ẩn trong khoảng rừng thưa.

anh VCH 2.jpg

Hầu như rất khó tìm thấy bất kỳ góc vuông nào trong kiến ​​trúc của trường Panyaden. Hầu hết các vách tường bằng đất đều được đắp cong nhẹ nhàng, và các mái nhà cũng như mái hiên của cấu trúc tròn được thiết kế cuốn tròn và sà xuống, đôi khi gần đến mặt đất, bắt chước ngọn đồi được tìm thấy trong khu vực.

Trong lớp học chính, hầu hết các yếu tố nhân tạo được hoàn thành đều đến từ các vật liệu tái chế, chẳng hạn như gỗ cứng tái chế được dùng để làm các cửa lớn và khung cửa sổ. Các bức tường lớp học cũng được chạm mắt rổ bằng chai thủy tinh và cửa sổ của các máy giặt cũ thu hồi được sử dụng để thu hút ánh sáng tự nhiên. Các cửa ra vào và cửa sổ bằng kính được xây dựng trên một hệ thống trục trung tâm để thông gió trong điều kiện khí hậu nóng ẩm.

Xung quanh ngôi trường học là những cánh đồng lúa và các khu vườn, nơi mà nhân viên nhà trường trồng lúa và rau xanh phục vụ cho nhu cầu của trường, được tưới bằng nước mưa do nhà trường tích trữ. Nhằm làm giảm hơn nữa lượng khí thải carbon, chương trình tái chế thức ăn thừa cũng tạo ra lượng phân bón tự nhiên cho đất và khí sinh học được sử dụng để nấu ăn cho học sinh.

Với các tính năng môi trường như trên, theo trang web Designboom, trường Panyaden giành được giải thưởng danh giá cho thiết kế tổng thể và giải thưởng vàng cho sự bền vững tại Giải thưởng Thiết kế năm 2012 Đối với Khu vực Châu Á.

anh VCH 3.jpg

anh VCH 4.jpg

Kiến trúc ngôi trường gần gũi với thiên nhiên

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày