Ngủ quá nhiều cũng hại như thiếu ngủ

GNO - Theo các chuyên gia về giấc ngủ, ngủ quá nhiều cũng có nhiều tác hại như thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc vậy.

Thời gian ngủ của mỗi người mỗi khác nhau và tùy thuộc vào tuổi tác, cũng như các nhân tố khác. Ngủ quá nhiều có thể sẽ gây các biến chứng sức khỏe cả thể chất và tinh thần của chúng ta.

Ngủ quá nhiều ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Cũng giống ngủ thiếu ngủ, ngủ quá nhiều làm ảnh hưởng đến nhịp sinh học ngày đêm của cơ thể (circadian rhythm) dẫn đến các thay đổi trong hành vi thể chất và tinh thần.

ngunhieu.jpg


Không nên ngủ quá nhiều cũng đừng để thiếu ngủ - Ảnh minh họa

Ngủ nhiều hơn bình thường làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể, gây ra các biểu hiện như hay buồn ngủ, lờ đờ không tỉnh táo, mệt mỏi.

Ngoài ra, nếu ngủ nhiều còn sẽ bị chứng nhức đầu cả ngày. Các chuyên gia cho rằng ngủ quá nhiều gây ảnh hưởng đến các dẫn truyền thần kinh trong não, đặc biệt là serotonin. Do vậy, tác dụng phụ của ngủ quá nhiều còn có đau lưng, đột quỵ, tiểu đường và bệnh tim mạch.

Tại sao chúng ta ngủ quá nhiều?

Đôi khi, ngủ quá nhiều là hậu quả của một tuần làm việc mệt nhọc. Hoặc là dấu hiệu của các bất ổn sức khỏe nào đó như: suy nhược tinh thần, sau khi dùng thuốc điều trị bệnh nào đó, bia rượu hoặc sự kết hợp của nhiều lý do trên.

Cũng có người ngủ quá nhiều do chứng ngừng thở khi ngủ. Do phải ngưng thở nhiều lần khi ngủ trong đêm nên cần nhiều thời gian ngủ hơn để bù lại.

Người ngủ nhiều dễ có nguy cơ trở nên ngủ lịm hoặc hay buồn ngủ vào ban ngày (hypersomnia). Tình trạng này là một bất ổn sức khỏe cần điều trị. Những người mắc chứng này luôn cảm thấy mệt mỏi cả ngày mặc dù sau khi đã ngủ một giấc đầy đủ vào ban đêm. Và sự thèm ngủ này làm họ ngủ nhiều giấc nhỏ vào ban ngày. Điều này gây ra các tác dụng phụ như lo lắng, khó chịu, thiếu năng lượng, ăn uống không thấy ngon, trí nhớ suy giảm.

Làm gì để ngăn ngừa chứng ngủ quá nhiều?

Có nhiều gợi ý giúp khắc phục hiệu quả cho người ngủ quá nhiều, như sau:

- Nếu bạn đang dùng thuốc gây ra hiện tượng ngủ nhiều này thì hãy thông báo cho bác sĩ biết để có sự điều chỉnh trong điều trị.

- Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là cần thiết cho nhịp sinh học. Hãy để ánh sáng mặt trời chiếu đến nơi bạn ngủ và biến ánh sáng thành chiếc đồng hồ báo thức cho bạn.

- Mở đồng hồ báo thức. Đặt đồng hồ báo thức thuận tầm tay.

- Quan trọng nhất là xây dựng giờ giấc ngủ nghỉ và nghiêm túc thực hiện, cho dù có phải là cuối tuần hay không. Ngủ nhiều vào 2 ngày cuối tuần nghĩa là bạn sẽ mệt mỏi vào ngày làm việc đầu tiên của tuần mới.

Đức Hòa (Theo Medical Daily)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày