Người giữ hồn kiến trúc Khmer Nam Bộ

Dù trùng tu hay xây mới những ngôi chùa, nghệ nhân Lý Lết (Khmer, Nam Bộ) luôn tâm niệm phải làm sao giữ được kiến trúc cổ, cái “hồn” của nguyên bản.

Tại Sóc Trăng, ai cũng biết đến nghệ nhân Lý Lết qua công trình trùng tu chùa Dơi vừa hoàn thành. Phần mỹ thuật, thiết kế hoa văn của chùa do ông phụ trách được đánh giá là rất tinh xảo, mang đậm dấu ấn văn hóa của người Khmer nơi đây.

Nghệ nhân Lý Lết.
Nghệ nhân Lý Lết.

Gìn giữ kiến trúc cổ

Mở đầu câu chuyện về cuộc trùng tu chùa Dơi vừa qua, nghệ nhân Lý Lết, cho biết khôi phục tượng Phật Thích Ca bằng đá sa thạch là điều làm nhiều người lo lắng. Mặc dù chưa xác định được niên đại, nhưng đây là một trong những tượng Phật cổ thuộc loại quý hiếm. Đám cháy năm 2007 đã làm hư hại gần như hoàn toàn bức tượng. Vì là di sản quý nên ông và nhiều người khác cố làm mọi cách để giữ lại. Kế hoạch của ông là đưa keo trộn với bột đá vào những vết nứt nhỏ để hàn cứng lại. Còn những vết nứt lớn, chi tiết bị tách rời thì phải khoan lỗ rồi dùng dây thép cố định lại.

Kế đến là việc phục dựng ngôi chính điện. Bên ngoài chính điện được trang trí bằng các hoa văn, phù điêu mang đặc trưng của kiến trúc Khmer Nam Bộ. Bên trong, là câu truyện về sự tích Đức Phật Thích Ca qua 28 bức tranh được vẽ trên tường. Ở đó, mỗi bức đều do chính tay ông vẽ phát thảo và sắp xếp lại theo một trật tự logic hơn để người xem dễ hiểu. Sự thay đổi nho nhỏ đó là một trong số ít những điểm khác biệt giữa ngôi chính điện cũ và mới.

“Chùa Dơi là một di tích lịch sử đã được nhà nước công nhận. Vì vậy trùng tu là phải làm sao giữ được kiến trúc cổ, cái “hồn” của nguyên bản. Trùng tu khó hơn xây mới là ở chỗ đó”, nghệ nhân Lý Lết tâm sự.

Chùa Dơi đang trong giai đoạn hoàn thành.
Chùa Dơi đang trong giai đoạn hoàn thành.


Dân gian kết hợp sách vở

Nghệ nhân Lý Lết tâm sự, cha ông trước kia cũng là một nghệ nhân có tiếng. “Trước khi mất ông dặn lại rằng: Ngôi chùa là sự tổng hợp văn hoá của người Khmer. Vì vậy người xây chùa phải có cái tâm trung thực, phải làm đúng với truyền thống. Ấy chính là giữ cái phần 'hồn' của dân tộc”, ông Lý Lết kể.

Nghệ nhân Lý Lết có may mắn hơn nhiều nghệ nhân khác vì được sinh ra trong một gia đình có truyền thống và được học qua trường lớp. Cha ông là cụ Lý Nghét, một nghệ nhân có tiếng mà nhiều người biết đến với danh xưng thợ Rương. Thợ Rương đã xây và thiết kế mỹ thuật cho vài chục ngôi chùa, tháp ở các khắp các tỉnh, thành Nam Bộ. Ông cụ Lý Nghét trước tu ở chùa Bưng Cóc (Mỹ Tú, Sóc Trăng). Thấy ông ham vẽ và có khiếu, trụ trì chùa bèn mua giấy bút cho ông cụ vẽ. Sau đó ông cụ qua Campuchia để học nghề. Mấy năm sau ông trở về với một quyển sổ có đủ các loại mẫu hoa văn, cách thức sử dụng của từng loại, nguyên tắc phối hợp…Lý Lết đã được cha truyền nghề một cách bài bản như vậy từ khi 7 tuổi. năm lên 9, ông theo cha đi hành nghề. Ngôi chùa Trà Tiêm (Sóc Trăng) là công trình đầu tiên có sự tham gia của ông.

Không chỉ học nghề từ cha, Lý Lết còn học mỹ thuật chính quy ở CĐ Mỹ thuật Gia Định (nay là Trường ĐH Mỹ thuật TP HCM). “Tôi may mắn được có cha là một người thợ có tay nghề và lại được học mỹ thuật chính quy. Kinh nghiệm dân gian học từ cha kết hợp với kiến thức sách vở đã giúp tôi có một cái nhìn bao quát, khoa học hơn với kiến trúc và mỹ thuật truyền thống dân tộc. Hai yếu tố đó luôn bổ sung và phối hợp lẫn nhau trong những công trình mà tôi đảm nhận”, nghệ nhân Lý Lết nhìn nhận về bản thân. 

Tháp thời nhà cách mạng Huỳnh Cương ở TP Sóc Trăng.
Tháp thời nhà cách mạng Huỳnh Cương ở TP Sóc Trăng. 

Lập doanh nghiệp, xây dựng web và viết sách

Đó là ba mong muốn lớn nhất của ông. Với mong muốn thứ nhất, ông đã làm được. Đầu năm 2008, ông đã thành lập doanh nghiệp tư nhân Gallery Lết. Doanh nghiệp này nổi bật ở một đặc điểm là doanh nghiệp đầu tiên ở Nam Bộ và của cả nước chuyên về xây dựng, trung tu chùa Khmer. Song song với chùa Dơi thì chùa Vàm Rây (Trà Cú, Trà Vinh) do doanh nghiệp ông chịu trách nhiệm xây dựng cũng đang trong giai đoạn hoàn thành. Cũng tại ngôi chùa này, ông đang đúc một tượng Phật nằm bằng bê tông cốt thép dài 54 m, cao gần 20m. Trên vách hàng rào ngôi chùa này, ông tạc tượng người dân tham gia trò chơi kéo co, nhưng chỉ kéo về một hướng, với hàm ý đại đoàn kết khối dân tộc.

Những công trình lớn, nổi tiếng mà ông từng tham gia như: trang trí hoa văn cho Trường Trung cấp Pali Nam Bộ, Bảo tàng Khmer tỉnh Trà Vinh, tháp tưởng niệm cụ Mahasonthong ở Trà Vinh, Tháp tưởng niệm nhà cách mạng Huỳnh Cương ở Sóc Trăng… Ông tâm sự: “Tôi lập doanh nghiệp này và muốn mở rộng nó lên để có thể đảm nhận những công trình xây dựng lớn hơn từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước”.

“Tôi cứ suy nghĩ mãi, làm sao để có thể giữ được những truyền thống cổ trong kiến trúc hiện đại. Làm sao để những người thợ, người nghệ nhân có thể trao đổi những kiến thức kinh nghiệm với nhau. Và tôi nghĩ, bây giờ tốt nhất là xây dựng một trang web. Từ những thông tin nhiều chiều trên đó, tôi sẽ chắc lọc lại và viết thành sách để lưu lại cho thế hệ trẻ sau này”, nghệ nhân Lý Lết nói về những dự định trong tương lai. Ông cũng cho biết kế hoạch trên sẽ sớm được thực trong thời gian gần đây.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Niệm Phật nhiệm mầu

Niệm Phật nhiệm mầu

GNO - Ba tôi đã mất gần giáp năm nhưng hình ảnh về ba vẫn in nguyên trong tôi như vừa khi nãy, mới đây thôi. Có thể ba tan hoại thân xác này, không còn của hiện tại đi, đứng, nằm, ngồi nhưng ba hiện hữu trong kỷ niệm và những lời chỉ dạy mang tính lâu xa, chắc thật.
Mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong, Quảng Trị được thiết trí tại chùa An Trú

Ấn tượng mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị)

GNO - Mô hình kỳ đài bằng tre tại chùa An Trú (H.Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) nổi lên giữa màu vàng ươm của cánh đồng lúa chín như gói ghém tất cả tấm lòng của Phật tử nơi đây hướng về Phật đản, cũng như lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, cảm hứng gìn giữ các giá trị truyền thống của làng quê.

Thông tin hàng ngày