Nhà chùa sử dụng gỗ quá nhiều liệu có hợp lý?

Ảnh chỉ mang tính minh họa
Ảnh chỉ mang tính minh họa

GN - HỎI: Tôi được biết Phật giáo là một trong những tôn giáo từ bi, đi đầu trong việc bảo vệ môi sinh. Nhưng hiện nay, một số chùa dùng quá nhiều gỗ trong xây dựng chùa và các công trình liên quan. Vậy điều này có mâu thuẫn đến triết lý tôn trọng và bảo vệ môi trường của Phật giáo?

(LÔI ÂM, mr.thunderbol@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Lôi Âm thân mến!

Đúng như bạn nhận định, đạo Phật với giáo lý từ bi, tôn trọng và bảo vệ sự sống của mọi người cùng mọi loài. Với tuệ giác duyên khởi, người Phật tử luôn thấy rõ sự liên hệ, gắn bó mật thiết giữa sự sống với môi trường nên luôn tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên.

Vẫn biết, việc xây dựng các công trình kiến trúc nói chung, dù bằng bất cứ vật liệu nào (gỗ, bê-tông, đất, đá) đều có phần tổn hại đến thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu không xây dựng thì xã hội không phát triển. Do đó, những công trình xây dựng nào được các cơ quan có thẩm quyền cho phép, người xây dựng tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật thì đó là sự góp phần cho phát triển xã hội.

Hiện nay, gỗ xây dựng các công trình phần lớn đều nhập khẩu. Các nước xuất khẩu gỗ đã tính toán kỹ lưỡng trong việc khai thác cũng như tái tạo tài nguyên rừng phù hợp với sự cân bằng và ổn định của môi trường sinh thái. Vì thế khi xây chùa hay các công trình kiến trúc khác sử dụng gỗ hợp pháp (không dùng gỗ khai thác phi pháp) làm vật liệu, là điều bình thường.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày