Nhân đại lễ Phật đản, GS Ngô Đức Thịnh: Thiện căn ở tại lòng ta

“Đạo đức Phật giáo thấm nhuần vào đời sống, trở thành triết lý sống, chỉ đạo hành vi, đời sống con người”, Giáo sư Ngô Đức Thịnh (ảnh), nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Việt Nam, hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, chia sẻ với Tiền Phong.

85504_400.jpg

Nói đến đạo Phật, người ta hay nói đến 2 yếu tố rất cơ bản: Tâm Tuệ. Tuệ là trí tuệ, trong đạo Phật nó rất cao sâu. Khoa học hiện đại phát triển, chứng minh trong lý thuyết, tuệ của đạo Phật chứa đựng nhiều phát hiện khoa học. Điều này được các nhà khoa học, nghiên cứu như Einstein, Trịnh Xuân Thuận công bố, có sự gặp gỡ giữa Phật giáo và khoa học. Tuệ nhằm giải thích thế giới, nhận thức thế giới.

Thứ hai là cái Tâm, thể hiện chủ yếu trong đạo đức, lối sống. Tâm thường thấm vào nhân dân, biến thành thái độ ứng xử giữa con người với con người. Những nhà trí thức của đạo Phật hướng đến tầm lý thuyết-tuệ. Với quần chúng lao động, nhân dân thì tuệ không phải cái gì hấp dẫn, nhưng quần chúng rất hưởng ứng tâm. Đạo đức Phật giáo thấm nhuần vào đời sống và trở thành triết lý sống, chỉ đạo hành vi, đời sống của con người.

Giáo sư Ngô Đức Thịnh

Giáo sư Ngô Đức Thịnh

Là tôn giáo vượt ra ngoài đời sống trần tục con người, Phật giáo vẫn là tôn giáo nhập thế, phục vụ đời sống, đặc biệt là cứu khổ cứu nạn. Nói như ngôn ngữ hiện nay là tỏ rõ tấm lòng vị tha, sẵn sàng cứu giúp đồng loại.

Đặc biệt Phật giáo Việt Nam rất phát triển trong hình tượng Phật bà Quan âm, gắn với đạo mẫu ở Việt Nam biến thành Phật mẫu, càng khuếch trương hơn cứu khổ cứu nạn. Con người đau khổ, hoạn nạn đều cầu đến Phật mẫu.

Hiện nay, điều này đang được phát huy, Phật giáo đóng góp nhiều vào việc cứu giúp người nghèo. Minh chứng là nhiều chùa đứng ra tập hợp các cháu có hoàn cảnh đặc biệt để nuôi dưỡng. Ở đâu cũng vậy, chùa không từ chối ai, nhất là người cơ nhỡ. Đặc tính rất hay, ảnh hưởng lớn đến người tiếp thu Phật giáo-sẵn sàng dang tay cứu giúp mọi người.

Từ bi hỉ xả, sẵn sàng giúp đỡ mọi người và tinh thần lạc quan của đạo Phật trở thành triết lý sống, ảnh hưởng đến lối ứng xử của con người. Sống vui lòng với khó khăn, lạc quan được quần chúng nhân dân thấm nhuần.

“Phật giáo là tôn giáo vượt ra ngoài đời sống trần tục con người, nhưng Phật giáo vẫn là tôn giáo nhập thế, phục vụ đời sống, đặc biệt là cứu khổ cứu nạn. Nói như ngôn ngữ hiện nay là tỏ rõ tấm lòng vị tha, sẵn sàng cứu giúp đồng loại.”

 

Còn một điều khác cũng rất hay-thuyết nhân quả, tính nhân duyên. Người ta tin một cách mãnh liệt rằng, anh làm điều tốt anh được hưởng điều phúc đức và ngược lại. Người ta coi phúc đức như nhân duyên, làm điều tốt ắt gặp điều hay, nói cách dân gian “gieo nhân nào gặt quả ấy”.

Điều này trở thành nguyên tắc sống. Tất nhiên có dựa trên đặc tính con người, đã là con người phải nhân văn. Nhưng điều này ở Phật giáo nâng thành triết lý sống, cô đọng hơn và khi ăn sâu vào người dân trở thành nguyên lý chỉ đạo. Và đạo Phật có biểu tượng rất đẹp, ông Bụt như ông già hiền từ, sẵn sàng giúp đỡ người thiện.

Phật giáo quan niệm thiện là bản tính con người, “Phật là Phật trong ta”, cái thiện ở sẵn trong ta. Cho nên người theo đạo Phật khuếch trương cái thiện, chính làm cho cái thiện tỏa từ chính bản thân từng người. Tu nhân tích đức là nguyên tắc đạo đức cao, điển hình của đạo Phật, giúp hạn chế điều ác trong quan hệ con người-con người.

Dâng hoa lễ Phật 	Ảnh: Thanh Tùng

Cái Thiện là cái cơ bản, trên cơ sở tu nhân tích đức, cái Thiện nổi bật lên để không chế cái ác. Khi cái thiện được khuyến khích, cái ác giảm trừ đi tạo con người đời sống lành mạnh, xã hội lành mạnh. Cái tâm trong Phật giáo chính ở những điều như vậy, chính quần chúng lao động tiếp thu khía cạnh đó của Phật giáo một cách sâu sắc, và từ đó biến thành hành vi sống của con người, nguyên tắc ứng xử, giúp xã hội bớt đi bi kịch.

Hiện nay không ít điều thật-giả, thiện-ác lẫn lộn, bị che đậy trong đời sống nhân dân và tầng lớp tu hành. Nhiều người đến chùa cầu giàu sang hơn người, muốn làm việc này việc kia, đến chùa và dựa vào Phật, đánh lận con đen. Nhưng trong các việc họ làm đâu có dựa trên nguyên tắc của đạo Phật.

Giờ chỉ bằng cách lấy chính đạo mà trừ tà đạo, lấy chính thiện diệt trừ giả thiện trong đời sống nhân dân, giới tu hành. Chúng ta lấy tinh thần từ bi hỉ xả, tin rằng với truyền thống Phật giáo lâu năm như vậy, thế nào cái thiện cũng thắng cái ác.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày