Nhận định về hoạt động của Giáo hội đầu năm 2019

GN - Trước thềm Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN (HĐTS) vào ngày 12, 13-7 tại Văn phòng II Trung ương Giáo hội (thiền viện Quảng Đức, TP.HCM), phóng viên báo Giác Ngộ có cuộc trao đổi với HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS về những vấn đề xoay quanh hội nghị lần này.

DSC_3557.jpg
HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN

Nói với báo Giác Ngộ về nội dung trọng tâm của hội nghị, Hòa thượng cho biết:

- Cũng như những lần hội nghị trước, tại hội nghị lần này, Ban Thư ký HĐTS sẽ đánh giá kết quả chương trình hoạt động Phật sự 6 tháng đầu năm 2019 của Giáo hội, trao đổi, bàn bạc, thảo luận để thống nhất dự thảo chương trình hoạt động Phật sự của Giáo hội 6 tháng cuối năm.

Hội nghị cũng sẽ báo cáo tổng kết Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (LHQ) 2019 do GHPGVN chúng ta tổ chức thành công tại Hà Nam.

Sau đó, các đại biểu của Ban Thường trực HĐTS sẽ phát biểu, chia sẻ, thảo luận, cùng nhau đánh giá sinh hoạt của Giáo hội, đặc biệt là đánh giá những mặt thành công và hạn chế của Đại lễ Vesak LHQ 2019. Tiếp theo, lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ sẽ có lời phát biểu trong Hội nghị.

Là vị giáo phẩm lãnh đạo đứng đầu HĐTS, cơ quan điều hành mọi hoạt động của Giáo hội, Hòa thượng đánh giá như thế nào về thành tựu của Giáo hội trong thời gian qua?

- Phải nói rằng, trong thời gian qua, hoạt động Phật sự của TƯGH cũng như các Ban Trị sự (BTS) Phật giáo tỉnh, thành diễn ra một cách đồng bộ và đạt được thành quả tốt đẹp. Có thể nói, Giáo hội đã tổ chức thành công Đại lễ Vesak LHQ 2019 tại Hà Nam, nhờ sự cộng hưởng, sự đồng thuận đóng góp cả về tinh thần lẫn vật chất, sự nhiệt tâm, nhiệt tình của BTS GHPGVN tỉnh thành, chư Tăng Ni, Phật tử, tình nguyện viên cả nước...

Song song đó, BTS GHPGVN tỉnh thành đã tổ chức Đại lễ Phật đản - Vesak tại địa phương diễn ra rất trang nghiêm, với nhiều bản sắc riêng, có nơi rất đặc sắc, vừa tôn vinh ngày Khánh đản của Đức Phật vừa hưởng ứng, đóng góp cho sự thành công của Đại lễ Vesak LHQ 2019, tạo sự lan tỏa không khí cả nước hân hoan Kính mừng ngày Đức Thế Tôn ra đời.

Các hoạt động Phật sự đặc thù như tổ chức Đại giới đàn cho giới tử cầu thọ giới pháp được tổ chức trang nghiêm và thành tựu. BTS Phật giáo các tỉnh thành đã chỉ đạo, trực tiếp tham gia tu tập cùng chư hành giả Tăng Ni trong mùa An cư kiết hạ PL.2563 tại các đạo tràng theo quy củ thiền môn, tạo mọi thuận lợi cho hành giả tu tập trong không khí hòa hợp, thanh tịnh, cùng trưởng dưỡng đạo tâm, trau dồi tam vô lậu học.

Ban Chức sự trường hạ cũng tạo mọi điều kiện cho khóa an cư diễn ra nề nếp, trang nghiêm, nhiều BTS tỉnh, thành kết hợp các trường hạ mở khóa bồi dưỡng trụ trì, nghiệp vụ hành chánh Giáo hội cho Tăng Ni trụ trì các cơ sở tự viện để bồi dưỡng kiến thức... Có thể nói rằng, những hoạt động Phật sự của Giáo hội thời gian qua diễn ra tốt đẹp và rất thuận lợi.

1.jpg

HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN với HT.GS.TSBrahmapundit, Chủ tịch ICDV tại Đại lễ Vesak LHQ, Hà Nam 2019

Bạch Hòa thượng, ngoài những thành tựu, thuận lợi, Giáo hội có gặp khó khăn nào không, nếu có thì đó là những gì?

- Bên cạnh những thuận lợi, bao giờ cũng có mặt khó khăn của nó, điều đó là tất yếu của các sinh hoạt từ xã hội cho đến đạo pháp. Về khó khăn của Giáo hội, tôi cho rằng vẫn không có vấn đề gì lớn.

Hiện nay, chỉ ở vài địa phương còn tồn đọng những vướng mắc, khó khăn liên quan đến quản lý Tăng Ni, tự viện. Vài BTS GHPGVN tỉnh, thành trong quá trình giải quyết những vấn đề khó khăn từ các nhu cầu của tự viện, Tăng Ni, các sinh hoạt Phật sự tại địa phương chưa mạnh dạn giải quyết một cách dứt điểm nên sự việc khó khăn cứ kéo dài, dẫn đến kiện tụng vượt cấp.

Do đó, BTS GHPGVN tỉnh thành cần thể hiện vai trò của mình trong giải quyết khó khăn, vướng mắc, cần mạnh dạn giải quyết dứt điểm và đúng quy trình mà Nội quy Ban Tăng sự T.Ư, Quy chế hoạt động của BTS đã đề ra.

Trung ương Giáo hội sẽ phối kết hợp với BTS các tỉnh, thành chặt chẽ hơn trong mọi công tác Phật sự để từng bước đem lại sự ổn định cho hoạt động Phật giáo tại địa phương.

Nhân đang trong mùa An cư kiết hạ PL.2563, Hòa thượng có nhắn nhủ gì đến Tăng Ni, Phật tử?

- Đối với những người xuất gia, “Giới luật còn thì Phật pháp còn, Giới luật mất thì Phật pháp mất”. Người xuất gia thì việc thúc liễm thân tâm, trau dồi tam vô lậu học, giới học, định học, tuệ học là những điều hành giả xuất gia cần phải lưu tâm thực hành, đặc biệt trong mùa an cư kiết hạ, trong ý nghĩa “Tăng vô hạ bất lập”, tức là người xuất gia phải kiết giới an cư.

Tôi rất mong các trường hạ thực hiện đúng với những nề nếp sinh hoạt theo quy củ thiền môn, những thanh quy thiền đường của chư Tổ để lại. Các hành giả tự thân tinh tấn, nghiêm túc chấp hành quy định của Ban Chức sự, tham gia thiền định, tụng kinh, bái sám… để thanh tịnh thân tâm, hòa hợp Tăng đoàn, trang nghiêm Giáo hội.

Đối với Phật tử tại gia, trong mùa An cư kiết hạ này cũng là cơ hội để nương vào chư Tăng Ni tại các đạo tràng, trú xứ an cư để tu tập nhằm tăng trưởng niềm tin vào Chánh pháp, Tam bảo. Bên cạnh đó, Phật tử cũng tích cực hộ trì, trợ duyên về vật thực cho chư Tăng Ni an tâm tu tập, làm được điều đó cũng là phước báu của hàng Phật tử tại gia.

Chân thành tri ân Hòa thượng Chủ tịch!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày