Nhiều cơ quan báo chí “sáp nhập” sau quy hoạch

Nhiều cơ quan báo chí “sáp nhập” sau quy hoạch
GNO - Sáng nay, 29-5, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã chủ trì hội nghị Triển khai Đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí TP.HCM đến năm 2025, tại Trung tâm Báo chí TP.

Hội nghị được chủ trì bởi ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; ông Lê Văn Minh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM; cùng sự tham dự của các cơ quan chủ quản báo chí và đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn thành phố.

Tại hội nghị, ông Từ Lương cho biết, hiện TP.HCM có 28 cơ quan báo chí đang hoạt động, gồm: 16 cơ quan báo in và 10 tạp chí in, 1 đài truyền hình, 1 đài tiếng nói, trong đó có 1 đơn vị Báo Công an sẽ được thực hiện sắp xếp theo Đề án của Bộ Công an. Như vậy, số lượng cơ quan báo chí cần sắp xếp đến năm 2025 là 27/28 đơn vị.

Báo Giác Ngộ - một trong 19 cơ quan báo chí tại TP.HCM sau quy hoạch báo chí

Báo Giác Ngộ - một trong 19 cơ quan báo chí tại TP.HCM sau quy hoạch báo chí

Kết quả sau sắp xếp, thành phố giảm 8 cơ quan báo chí, còn 19 cơ quan, gồm: 1 đài phát thanh, 1 đài truyền hình, 7 báo (2 báo tôn giáo), 10 tạp chí. Trong đó, ông Từ Lương khẳng định không có cơ quan báo chí nào buộc phải xóa sổ hay đóng cửa, mà thực hiện chuyển đổi thành 6 ấn phẩm phụ và 2 bản tin qua hình thức “sáp nhập”.

Cụ thể, Báo Thể thao thành phố trở thành ấn phẩm phụ của Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Khăn Quàng Đỏ trở thành ấn phẩm phụ của Báo Tuổi Trẻ; Tạp chí Thời Sự Y Học trở thành ấn phẩm phụ của Tạp chí Khoa Học Phổ Thông; Tạp chí Hoa Cảnh trở thành ấn phẩm phụ của Tạp chí Du Lịch; Tạp chí Kiến thức ngày nay, Tạp chí Kiến trúc và Đời sống trở thành ấn phẩm phụ của Tạp chí Văn Nghệ thành phố.

Báo Giác Ngộ là cơ quan báo Phật giáo duy nhất được thành lập cuối năm 1975, không thuộc diện phải sắp xếp, quy hoạch, vẫn thuộc sự chủ quản của GHPGVN TP.HCM.

Lộ trình thực hiện bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 - từ khi Đề án được phê duyệt đến hết năm 2020, thực hiện sắp xếp; giai đoạn 2 - từ 2021 đến năm 2025, hoàn thành sắp xếp sau khi hoàn thành giai đoạn 1.

Được biết, Sở đang tham mưu xây dựng quy chế quản lý của cơ quan chủ quản đối với các tờ báo được sắp xếp. Đồng thời, thành phố đã thành lập Tổ công tác, nhằm kịp thời hỗ trợ các cơ quan báo chí để triển khai đề án từ nay đến 2025. Các cơ quan chủ quản chỉ còn thời gian 1 tháng để đăng ký đổi mới với Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày