Nhiều đề xuất cho phát triển Phật giáo Nam tông Khmer

GNO - Chiều qua, 31 -12, Phật giáo Nam tông tổ chức hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer tại chùa Chantarangsay (Q.3, TP.HCM).

BTN_0013.JPG

TT.Danh Lung phát biểu tại cuộc họp

Phát biểu khai mạc cuộc họp, HT.Thạch Sok Xane, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Trà Vinh đã gửi lời tri ơn tới chư tôn đức HĐTS, Văn phòng II TƯGH đã quan tâm đến hội nghị, bày tỏ mong muốn chư tôn đức tham dự cuộc họp sẽ có nhiều ý kiến đóng góp để chuẩn bị cho hội nghị thường niên sắp tới. 

HT.Đào Như, Ủy viên Thư ký HĐTS GHPGVN báo cáo kết quả hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer trong năm 2013. Theo đó, từ Đại hội Phật giáo nhiệm kỳ VII đến nay, Phật giáo Nam tông Khmer luôn được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, nâng số lượng của chư Tăng Phật giáo Nam tông vào HĐTS GHPGVN.

HT.Dương Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Phó Chủ tịch HĐTS, không đến họp được nhưng cũng đã gửi gắm nhắc nhở một vài ý đó là, viết bài tham luận để trình bày trong hội nghị thường niên của Phật giáo Nam tông Khmer, kiến nghị Bộ Văn hóa xin cử thêm chư Tăng đến chùa Khmer mới tại  Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội)…

BTN_0017.JPG

HT.Thạch Sok Xane

BTN_0020.JPG

HT.Đào Như phát biểu

BTN_0028.JPG

HT.Danh Đổng đóng góp ý kiến

HT.Đào Như cũng nêu lại một số kiến nghị tại Đại hội Phật giáo toàn quốc vừa qua, như giúp đỡ cho việc thành lập ra mắt các phân ban, viện trực thuộc Ban viện Trung ương; giúp đỡ duy trì hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer 2 năm một lần, đề ghị giúp tổ chức một cuộc hội thảo về giáo dục đối với Phật giáo Nam tông Khmer, chuyên sâu về chương trình giảng dạy thống nhất với các tỉnh, thành Nam bộ về sách dạy, học, nghiên cứu và tổ chức một chương trình liên thông từ  Sơ cấp lên Trung cấp và Học viện.

Hòa thượng cũng đề nghị Ban Văn hóa làm một cuốn sách về những vị danh Tăng có những đóng góp trong các thời kỳ giới thiệu trong sách Danh Tăng văn hóa Việt Nam. Đề nghị khôi phục một số ngôi chùa Phật giáo Nam tông bị hư hại trong chiến tranh, xem xét công nhận di tích lịch sử hoặc di tích văn hóa…

Sau phần báo cáo là phần góp ý từ chư tôn đức Tăng, đại đa số các vị đều nhất trí nên có một chương trình đào tạo liên thông thống nhất và có sự liên kết với các trường Đại học có ngành học tương ứng, nên biên soạn một cuốn sách về các vị danh Tăng Phật giáo Nam tông Khmer, nên đặt một pháp hiệu cho chùa Khmer ở Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội để mang tầm chùa Phật giáo Nam tông Khmer, nên có một cuộc hội thảo về Phật giáo Nam tông Khmer để bảo tồn các di sản văn hóa…

Trong cuộc họp chư tôn đức Tăng cũng bàn về kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Phật giáo Nam tông Khmer đồng hành cùng dân tộc” dự kiến tổ chức vào ngày 11-6-2014 tại tỉnh Kiên Giang do Học viện Phật giáo Nam tông Khmer và Viện Nghiên cứu tôn giáo tổ chức.

BTN_0039.JPG

HT.Thích Giác Toàn đóng góp về chương trình giáo dục của PG Nam tông Khmer

BTN_0047.JPG

HT.Thích Thiện Nhơn đúc kết

HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS cũng đã góp ý thêm về chương trình giáo dục của Phật giáo Nam tông Khmer, nếu cần sự giúp đỡ từ HĐTS thì cứ liên hệ trực tiếp với quý ngài để được hổ trợ.

HT.Thích Thiện Nhơn, Q.Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký HĐTS đại diện chủ tọa đoàn đã đúc kết lại cuộc họp với các điểm. Như về việc hình thành các Phân ban Phật giáo Nam tông Khmer, đề nghị các vị được cơ cấu trong các ban ngành, viện hình thành các Phân ban.

TT.Danh Lung, trong nhiệm kỳ VII là Phó văn phòng phụ trách Phật giáo Nam tông Khmer, UVTT HĐTS. Chùa Chantarangsay tạm được công nhận là điểm liên lạc chính của Phật giáo Nam tông Khmer các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Đông Nam bộ. Về vấn đề hội nghị “Chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer” nên được duy trì đều đặn hai năm một lần và dự kiến sẽ được tổ chức tại An Giang vào năm 2014…

Như Danh - Yên Hà

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày