Nhộn nhịp phố ông đồ Sài Gòn

Đến hẹn lại lên, những ngày giáp Tết, phố Ông Đồ ở Sài Gòn bắt đầu tụ họp nhộn nhịp. Hình ảnh các ông đồ với áo dài, khăn đóng… đã trở thành một nếp văn hóa trong dịp Tết.

Nằm ngay giữa lòng trung tâm, nơi có lượng khách đông đúc nên phố ông đồ trên đường Phạm Ngọc Thạch (NVH Thanh Niên), Nguyễn Thị Minh Khai (trước Cung Văn hóa Lao Động) được trang hoàng quy mô, hoành tráng hơn những năm trước bởi các gian hàng đầu tư kỹ hơn từ trang phục đến chất liệu, màu sắc để viết thư pháp, trưng bày đẹp… khiến khách tham quan rất hài lòng.

Điều đáng nói là các ngày thường, những ông đồ mỗi người mỗi việc, chỉ đến độ xuân về là họ tụ họp đến đây để cho chữ, “Tôi làm nghề buôn bán văn phòng phẩm, nhưng do yêu thích bộ môn viết thư pháp nên theo học rồi năm nay đăng ký 1 gian để tham gia tụ họp với anh em”, anh Hoàng Sinh (CLB Thư pháp Bút Việt) chia sẽ.

Theo quan sát, năm nay lượng ông đồ “xuống phố” cho chữ đông hơn và đủ thành mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, trong thâm tâm của người đi “xin chữ”, họ vẫn thích được những ông đồ lớn tuổi mắc áo dài khăn đóng, tóc bạc, râu dài… cho chữ. Chính vì vậy, gian hàng của ông đồ Mai Trợ (hơn 80 tuổi) luôn đông khách bởi ông viết chữ nho.

Tuy nhiên, số khách trẻ thì thích những ông đồ là sinh viên trường Kiến trúc, Mỹ Thuật vì có thể viết thư pháp bằng tiếng nước ngoài, viết lên gỗ, đá hoặc các chất liệu khác, cách viết cũng đầy vẻ sáng tạo, đáp ứng nhu cầu khách hàng hơn. Ngoài ra, có nhiều bạn trẻ còn cao hứng khi yêu cầu ông đồ vẻ lên điện thoại, túi xách, mũ bảo hiểm…

Nhiều du khách khi tham quan phố ông đồ Nguyễn Thị Minh Khai không khỏi ngạc nhiên bởi một ông đồ “mặt búng ra sữa” đang “múa bút” với những câu thơ, câu đối được viết lên trên đá. Trò chuyện với chúng tôi, “ông đồ” teen này cho biết tên là Phạm Thanh Hoàng, hiện đang học lớp 11 trường Phú Nhuận, TP HCM. “Em mới học thư pháp được mấy tháng nên viết chưa đẹp bằng những người ở đây, nhưng em vẫn quyết định thuê một gian hàng để vừa giao lưu học hỏi, vừa tạo niềm vui, không khí cho ngày Tết”, ông đồ teen cho biết.

Mặc dù phố ông đồ mới mở được 2 ngày nhưng đã thu hút được một lượng khách tham quan “xin chữ”, họ đến đây không chỉ mua những câu chữ thư pháp chúc tụng, câu danh ngôn kèm theo trúc tùng, chim hoa tặng cho bạn bè, người thân mà còn được tận hưởng không khí, nét văn hóa của người xưa mỗi dịp xuân về, tết đến.

Nhộn nhịp phố ông đồ Sài Gòn
Nhộn nhịp phố ông đồ Sài Gòn

Anh "đồ" sinh viên đang "múa bút" rất điêu luyện

Nhộn nhịp phố ông đồ Sài Gòn

Anh "đồ" sinh viên đang "múa bút" rất điêu luyện

Nhộn nhịp phố ông đồ Sài Gòn
Nhộn nhịp phố ông đồ Sài Gòn

Cụ "đồ" Mai Trợ (80 tuổi) luôn đông khách không chỉ bởi cụ viết chữ Nho mà hình ảnh giống "ông đồ" xưa hơn

Nhộn nhịp phố ông đồ Sài Gòn

Cụ "đồ" Mai Trợ (80 tuổi) luôn đông khách không chỉ bởi cụ viết chữ Nho mà hình ảnh giống "ông đồ" xưa hơn

Nhộn nhịp phố ông đồ Sài Gòn

Anh, chị "đồ" trẻ luôn có những sáng tạo mới khiến các bạn trẻ rất thích thú

Nhộn nhịp phố ông đồ Sài Gòn

Anh, chị "đồ" trẻ luôn có những sáng tạo mới khiến các bạn trẻ rất thích thú

Nhộn nhịp phố ông đồ Sài Gòn

Phố "ông Đồ" đã có lác đác vài lượt khách tham quan.

Nhộn nhịp phố ông đồ Sài Gòn

... và đặt viết những câu đối cho riêng mình.

Nhộn nhịp phố ông đồ Sài Gòn

Teen "đồ" Hoàng hiện đang học lớp 11, trường Phú Nhuận bên những sản phẩm rất bắt mắt của chính mình làm ra

Nhộn nhịp phố ông đồ Sài Gòn

...hình ảnh oai vệ của Hổ xuất hiện rất nhiều trên phố Ông Đồ

Nhộn nhịp phố ông đồ Sài Gòn

Câu đối đỏ đầy ý nghĩa với nét bút thư pháp sẽ làm cho không gian nhà bạn thêm phần sang trọng hơn trong những ngày tết.

Nhộn nhịp phố ông đồ Sài Gòn
Trang phục ngày càng phong phú, đẹp hơn

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày