Những chi tiết Phật giáo trên con đường gốm sứ dài nhất thế giới

Giác Ngộ - Hôm qua 5-10, đoạn tranh trong Con đường Gốm sứ ven sông Hồng chính thức lập kỷ lục thế giới mới khi bà Beatriz Garcia Fernandez, Giám đốc pháp chế của Tổ chức Kỷ lục Guinness đã chính thức trao chứng nhận "Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới" cho lãnh đạo TP. Hà Nội trong niềm hân hoan của nhân dân thủ đô.

Con đường gốm sứ ven sông Hồng được thực hiện trong gần bốn năm (2007-2010) với tổng chiều dài 3.850m, diện tích 6.950m2 do 20 họa sĩ VN, 15 họa sĩ quốc tế, 500 thiếu nhi VN và quốc tế, 50 sinh viên mỹ thuật, hơn 100 nghệ nhân từ nhiều làng nghề gốm nổi tiếng khắp cả nước thực hiện.

WGS (10).JPG

Chi tiết Phật giáo trên con đường gốm sứ ven sông Hồng

Tổng công trình có 21 trường đoạn gốm là những tác phẩm nghệ thuật phác họa lịch sử VN, danh lam thắng cảnh, cùng những tinh hoa của các làng nghề gốm truyền thống như Bát Tràng, Phù Lãng, Chu Đậu, Bình Dương, Vĩnh Long, Bàu Trúc...

Trong đó, đặc biệt có những trường đoạn chuyển tải khá chi tiết các giá trị của Phật giáo Việt Nam thông qua mái chùa, phù điêu chư Phật. Du khách đi dọc con đường sốm sứ có thể dễ dàng nhận thấy những ngôi danh lam nổi tiếng như: chùa Một Cột, tháp chùa Trấn Quốc, chùa Đậu hay bức tượng A Di Đà - bảo vật quốc gia tại chùa Phật Tích (Bắc Ninh), bức tượng Bồ tát Quán Thế Âm nghìn tay nghìn mắt được khắc họa khá sinh động và chiếm một vị trí trang trọng.

Hà Nội ngày nay không chỉ có chùa Một Cột là một biểu tượng văn hóa Phật giáo mà còn có thêm con đường gốm sứ tái hiện dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt với sự hòa quyện sâu sắc tinh thần Phật giáo.

Sau đây là một số hình ảnh Phật giáo trên con đường gốm sứ ven sông Hồng dưới ánh đèn đêm Hà Nội:

WGS (1).JPG
WGS (2).JPG
WGS (3).JPG
WGS (4).JPG
WGS (6).JPG
WGS (7).JPG
WGS (9).JPG
WGS (5).JPG
WGS (8).JPG
Người dân Hà Nội tỏ ra hào hứng
khi chụp hình lưu niệm bên mái chùa, tượng Phật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày