“Những chuyến về rừng giúp mình trẻ hơn”

GN - Đó là chia sẻ của bạn Nguyễn Thuận Phát, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

Mỗi khi stress, Phát và nhóm bạn thường thực hiện các chuyến trải nghiệm ở rừng, hoặc đến những nơi gần gũi thiên nhiên, để cho tâm hồn được dịu mát... 

 
Trangtre.1071.3.jpg


Về với thiên nhiên là lựa chọn ưu tiên của Thuận Phát trong hành trình tuổi trẻ

“Khi được hít thở không khí trong lành, lòng mình cũng nhẹ đi, bỏ đi các ý nghĩ tiêu cực. Thêm nữa, khi về rừng, thấy ánh sáng mặt trời mãnh liệt xuyên qua kẽ lá, thấy các cành cây èo uột vươn mình về phía ánh sáng, tự nhiên mình cảm thấy như được tiếp thêm sức mạnh, ý chí để vượt qua mọi thử thách. Suy nghĩ tích cực giúp mình trẻ hơn, năng động hơn và muốn làm nhiều điều hơn”.

Những chuyến đi phượt của bạn không quá dài, quá xa, đi là để trải nghiệm được nhiều cung bậc cuộc sống. Cho nên, các chuyến đi của bạn đa phần chỉ diễn ra hai ngày, nhưng chất lượng. Trong mỗi chuyến đi về với thiên nhiên, Thuận Phát kể, bạn luôn dành một khoảng thời gian để lắng nghe bản thân, lắng nghe tiếng gió thổi, tiếng “lá hát”, tiếng nước suối chảy róc rách, và bạn gọi đó là những “âm thanh trị liệu”. 

Điều làm Thuận Phát hài lòng sau mỗi chuyến đi là “nạp được nhiều năng lượng tích cực, để chinh phục thử thách cho các chặng đường dài phía trước”. Đó cũng là lý do vì sao có những ngày bế tắc trong học tập, trước khi quyết định từ bỏ điều gì, Thuận Phát thường về rừng để suy nghĩ chín chắn hơn. “Lúc mình muốn bỏ cuộc, mình thật già nua, vì không có hướng đi và không thấy tương lai. Nhưng khi nạp được năng lượng từ rừng, tư tưởng mình thoáng ra, muốn hành động nhiều hơn, mình cũng thấy từng tế bào như được trẻ hóa”, Thuận Phát trải lòng.

Mỗi lần về rừng như thế, bạn luôn đem theo một cây xanh hay một vài hạt giống để “gửi” vào rừng, hoặc ven đường đi. Đó như là cách bạn cảm ơn rừng đã cho bạn bóng mát, không khí trong lành và nhiều triết lý sống mạnh mẽ.

Lan Anh

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày