Những di tích lịch sử văn hóa liên quan đến Điều ngự Giác Hoàng Trúc Lâm đệ nhất Tổ

Năm 1299 Thượng Hoàng Trần Nhân Tông vào núi tu khổ hạnh, phát huy Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Ngài dựng am, xây chùa, đi thuyết pháp giảng kinh, khuyên dân xóa bỏ dâm từ, theo đường chính giác. Trải trên 700 năm, do khí hâu khắc nghiệt, chiến tranh tàn phá, xã hội đổi thay và cả nhận thức lệch lạc, ấu trĩ một thời, nên đến nay chỉ còn lưu lai một số di tích liên quan đến bậc Vĩ nhân đời thịnh Trần. chúng tôi sưu tầm những di tích lịch sử văn hóa liên quan đến nhà Thiền sư lỗi lạc: Trúc Lâm Đại Đầu Đà – Điều Ngự Giác Hoàng, vị đệ nhất tổ Thiền Phái Trúc Lâm nổi tiếng nước ta.

Trước hết, phải kể đến các di tích ở huyện Đông Triều, Xứ Đông, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh, Tổ đình của Thiền phái này. Đó là:

Chùa Ngự Long: thuộc xã Vĩnh Tuy, huyện Đông Triều do Trúc Lâm Đại Đầu Đà xây dựng trên nền cũ của Hành cung của Ngài khi còn ở ngôi vua.

Am Ngọa Vân: ở núi Yên Tử, huyện Đông Triều. Am dựng bên phải chùa Hoa Yên, nơi đây quanh năm thường có mây mù che phủ, nên mới đặt là Ngọa Vân. Năm 1299, Thượng Hoàng Trần Nhân Tông xuất gia, đến trụ trì ở chùa Vân Yên (sau đổi thành Hoa Yên). Ngài thường đến am Ngọa Vân đọc kinh, xem sách và nghỉ ngơi. Chùa Vân Yên (Hoa Yên) và am Ngọa Vân là 2 di tích tiêu biểu gắn liền với sự nghiệp tu hành của Điều Ngự Giác Hoàng. Hai di tích này đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa tháng 3 – 1974. Từ xưa đến nay là nơi Phật tử, tín đồ, khách hành hương thường xuyên đến chiêm  bái đông vào bậc nhất nước ta.

Toàn cảnh am Ngọa Vân

Chùa Long Động: thường gọi là chùa Lân dựng ở chân núi Yên Tử, thuộc xã Nam Mẫu, huyện Đông Triều do Trúc Lâm Đại Đầu Đà – Điều Ngự Giác Hoàng xây dựng ít lâu su khi Ngài xuất gia. Ngài và các thiền sư Trúc Lâm đệ nhị tổ Pháp Loa, Trúc Lâm đệ ta tổ Huyền Quang thường thuyết pháp ở đây. Kinh sách quảng bá tư tưởng Thiền tông Trúc Lâm. Chùa đã bị tàn phá trong kháng chiến chống Pháp(1946 – 1945). Gần đây đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam trùng tu, tôn tạo thành Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. tháng 3 năm 1974 chùa được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.

Chùa Hồ Thiên: ở xã Phù Ninh, huyện Đông Triều, nay thuộc xã Yên Sinh cùng huyện Trúc Lâm đệ nhất tổ từng thuyết pháp ở đây. Sau khi Ngài tịch, để tử chùa Hồ Thiên tạc tượng thờ ở trong chùa. Chùa nổi tiếng là một Thiền viện từng lưu dấu tích của vị Tổ khai sáng dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, nên nhân dân rất sung mộ.

Tại quê hương Nam Định có:

Chùa Phổ Minh: ở Tức Mặc, Nam Định. Trong chùa có tượng Đệ nhất tổ Đại Đầu Đà – Điều Ngự Giác Hoàng, cùng hai Thiền Sư Pháp Loa và Huyền Quang của phái Trúc Lâm. (lăng của trúc lâm đại đầu đà đặt ở tháp Huệ Quang gần chùa Hoa Yên, Yên Tử) có một phần “xá lị” của ngài còn đặt ở Đức Lăng – Phủ Long Hưng hay Thượng tháp chùa Phổ Minh – Tức Măc. Phật tử, tín đồ, khách hành hương thường xuyên đến chime bái rất đông.

Đền Thờ Trần Nhân Tông: ở xã Dưỡng Hối, huyện Ý Yến, tỉnh Nam Định. Theo thần tích, sau khi xuất gia Điều Ngự Giác Hoang từ đến thuyết pháp ở xã Dưỡng Hối. Sau khi Ngài viên tịch, dân bản xã dựng đền thờ, gọi là Trần Nhân Tông Từ.

Ở tỉnh Hải Dương có:

Chùa Tư Phúc: thường gọi là chùa Hun, chùa dựng trên núi Côn Sơn(còn gọi là Núi Kỳ Lân) ở làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, Tỉnh Hải Dương. Chùa có từ đời Hậu Lý. Vua Trần Nhân Tông sau khi xuất gia cũng đến tham thiền nhập định. Khoảng năm 1329 Trúc Lâm đệ nhị tổ Pháp Loa dựng 2 am Hồ Thiên và Chân Lạc. sau Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang đến trụ trì chùa này rồi viên tịch tại đây ngày 23 tháng giêng năm Giáp Tuất(1329).

Am Minh Dương: dựng trên núi Kiệt Đặt, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương từ thời Hậu Lý, là nơi tu hành của Thiền sư Bản Tịnh(1100 -1176) thế hệ 10 dòng Vô Ngôn Thông. Đến đầu đời Trần, am Bình Dương là nơi tu hành của các vị trong Hoàng tộc. cuối năm 1308 Trúc Lâm đệ nhất tổ xuống núi thăm chị alf công chúa Thiên Thụy. khi trở về Yên Tử Hoàng hậu Tuyên Từ mời Ngài dùng bữa cơm chay ở am Bình Dương. Ngài nói: ‘đây là lần cúng dàng cuối cùng đây”. Ít lâu sau Ngài viên tịch.

Chùa Minh Độ: ở làng Hương Đại, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Chùa đucợ khởi dựng từ thời Hậu Lý. Có thuyết, Trần Nhân Tông xuống tóc ở chùa này, Ngài chích máu để phát nguyện. sau có nhà sư dựng tháp để bảo quản. niên hiệu Hồng Đức, Lê Thánh Tông sai sửa sang chùa khá lộng lẫy, đẹp đẽ. Nay trước chàu thờ Trần Nhân Tông, có tháp lưu tang huyết thư của Ngài, rấ linh ứng.

Tại Hải Phòng có:

Chùa Dư Hàng: (Phúc Lâm Tự) ở xã Dư Hàng, huyện An Dương, Xứ Đông, nay thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, Hải Phòng. Trong chùa có thờ Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử, đã được Nhà nước công nhận Di tích Lịch sử văn hóa tháng 12 năm 1986. Phật tử, khách hành hương thường xuyên đến chiêm bái rất đông.

Đền thờ Trần Nhân Tông: ở làng Diên Lão, nay thuộc xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, ngoại thành Hải Phòng. Sách Đồng Khánh địa chí dư lược ghi: “Nhân Tông sau khi thoái vị về trụ trì chùa Yên Tử, một hôm đến phủ Thiên Trường qua làng Diên Lão, già làng kính cẩn nghinh đón, Nhân Tông hài lòng vì làng biết lễ nghi nên ban tên là Diên Lão, lại dặn bao giờ trên sông có vật lạ thì rước về thời ác được phù hộ. sau này Nhân Tông đã nằm trên phiến đá ở núi Yên Tử thiêu hóa, các già làng Diên Lão thấy có một viên đá trôi ngược dòng sông, nhớ đến lời dặn của Nhân Tông bèn rước về thờ, rất linh ứng. viên đá này còn ở trong đền.

Trong thời Pháp tạm chiếm, có một viên tề là giáo dân vào đền xâm phạm tượng, nói nhiều lời vô lễ. Ít ngày sau, tên Tề ác này dẫm phải mìn chết tan xác. Đền đã được UBND Tp. Hải Phòng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.

Bến đò “sáu mươi”: ở xã Nghi Dương, nay thuộc xã Ngũ Phúc huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Theo truyền ngôn nguồn gốc của tên bến đò này, vì có lần Trúc Lâm Đại Đầu Đà từ Thiên Trường qua bến đò thăm chị gái là công chúa Thiên Thụy tu ở chùa Nghi Dương. Lúc ấy trời đã xẫm tối, viên xã quan đi kiểm tra đếm canh, hắn thấy nhà sư gầy gò, túi vải vát vai, chống gậy dò đường lên bến. Viên xã quan đã ngà ngà sai rượu, đã hách dịch hỏi giấy tờ tùy thân, Ngài từ tốn đáp không mang theo, thế là tên này túm lấy Ngài đấm 60 đấm. Vừa may gia nhân công chúa Thiên Thụy thấy thế quát to “Thượng Hoàng đấy, sao dám hỗn”. viên xã quan sợ hết hồn, quỳ rạp xuống xin xá tội. Ngài ôn tồn bảo tên xã quan chừa tính hóng hách rượu chè, và quay lại nói với giai nhân công chúa : “ đây là nghiệp chướng của ta”. Nhân đó ban tên bến đò này là “bến đò 60”. Dân thường gọi tắt là bến đò “sáu”.

Di tích của Ngài chắc còn nhiều. Nhưng do thời gian găp, điều kiện khó khăn, khẳ năng lại có hạn, nên chúng tôi mới siêu tầm được số di tích liên quan tới Trúc Lâm Yên Tử đệ nhất tổ, mong các vị thức giả bổ xung. Dân tộc ta giàu đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Văn trị, Võ công, Thiền học của hoàng đế Trần Nhân Tông – Trúc Lâm Đại Đầu Đà – Điều Ngự Giác Hoàng vô cung to lớn các di tích liên quan tới Ngài cần được tôn tạo, bảo quản và phát dương.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày