Những người trẻ "lên núi" sống đẹp với thanh xuân

GN - “Quán của thời thanh xuân nằm lưng chừng núi, trên con đường Triệu Việt Vương - TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) là dự án cộng đồng dành cho các bạn điếc, ngôi nhà chung - nơi ‘người nói’ và ‘người điếc ‘cùng nhau chung sống, làm việc, học tập và hạnh phúc “-  anh Võ Thành Luân, người sáng lập dự án Nhà của thời thanh xuân chia sẻ.

Từ chia sẻ đó, chúng tôi tìm đến đây và thấy đó là một nơi thật “lạ”: mỗi khách đến phải lắng nghe thiệt sâu và dùng ngôn ngữ cơ thể để trả lời câu hỏi. Dù vậy, chắc chắn không một ai cảm thấy phiền mà ngược lại, thấy bình yên trong mọi cử động...

1tx.jpg


Bạn Đào Văn Tiến đang trò chuyện với khách đến quán - Ảnh: N.D

Với nụ cười hiền, bạn nhân viên đón chúng tôi, cùng với một thực đơn, trong lúc chúng tôi chọn món, bạn châm thêm tinh dầu, mở một bản nhạc trữ trình. Bạn nói chuyện với chúng tôi bằng ngôn ngữ ký hiệu, nhờ có một chị tình nguyện viên hỗ trợ nên chúng tôi ít nhiều hiểu câu chuyện của bạn.

Đó là bạn Đào Văn Tiến, người Lâm Hà, bị điếc từ nhỏ, là thành viên trong dự án. Sau đó chị Trang, cũng là một thành viên ngồi trò chuyện với chúng tôi thật lâu, dạy chúng tôi thủ ngữ (giao tiếp qua việc ra dấu) bằng cách ghi ra giấy, rồi chị hỏi chúng tôi về ước mơ; sau đó chị kể về ước mơ của chính mình, đó là được làm ca sĩ và chị hát cho chúng tôi nghe bài hát về ước mơ hạnh phúc bằng ngôn ngữ ký hiệu.

Hạnh phúc khi làm việc cùng nhau

Là một tình nguyện viên trong dự án, bạn Phương Anh biết đến dự án từ cuối năm 2016, sau khi lên tiếp xúc với các bạn khiếm thính. Phương Anh bày tỏ: “Tôi rất thích ngôn ngữ ký hiệu, dù chưa bao giờ học nhưng lại kết nối với các bạn điếc rất tốt”. Vì tình thương và nhiệt tâm đó, Phương Anh được người sáng lập dự án mời tham gia nên quyết định ở lại Quán của thời thanh xuân đến giờ.

Trước đó, Phương Anh làm marketing cho Samsung nhưng cảm thấy không hợp nên đi tình nguyện 3 tháng tại Myanmar và hiện tại bạn chọn dự án này để gắn bó. Phương Anh cho biết: “Mỗi người đều có một tuổi trẻ để sống hết mình, nhiều khi cuộc đời vội vã quá nên mình không để ý đến khoảnh khắc hiện tại trong khi hiện tại mới là điều quan trọng nhất. Khi làm cùng mọi người nơi đây, tôi thấy thật sự hạnh phúc vì có thể ở yên trong hiện tại”.

Dự án sẽ hỗ trợ các bạn khiếm thính độ tuổi từ 18 đến 25 trong thời gian 2 năm. Theo đó, các bạn sẽ được huấn luyện các kỹ năng, tạo nghề, hướng nghiệp. Khi các bạn đủ vững chãi ra đời thì dự án sẽ hỗ trợ để các bạn ra ngoài tự lập và tiếp tục hỗ trợ những người khác - chị Tâm, quản lý quán cho biết.

Chị Tâm biết đến dự án qua người sáng lập, sau một thời gian gắn bó, cảm thấy thật sự hạnh phúc khi được làm việc ý nghĩa tại quán, nơi cho chị học được rất nhiều điều trong cuộc sống, học được ở các bạn điếc nên quyết định tiếp tục đồng hành.

“Người nói được ở chung với người điếc sẽ học được nhiều điều hay lắm. Chẳng hạn, mình có tai nghe, nghe những điều không hay, còn các bạn thì không phải nghe những điều ấy nên không phiền muộn gì cả. Tôi nhận ra, khi những điều bất như ý được truyền đến, mình cần thực tập để “trở thành” như các bạn - trải qua như câm điếc, không vội phản ứng và từ đó sẽ nhìn rõ hơn vấn đề mình đang vấp phải”, chị Tâm bày tỏ.

Thanh xuân không chỉ sống cho riêng mình

Trải qua nhiều công việc, cuối cùng anh Võ Thành Luân đã tự thiết kế mô hình chia sẻ này sau khi tham dự khóa tu của thầy Minh Niệm. Trong thời gian thực tập gần 30 ngày im lặng, anh Luân nhận ra: “Im lặng giúp sống chậm hơn, im lặng sẽ làm mình cảm nhận sâu sắc hơn qua những đối thoại nội tâm. Và khi im lặng thì sẽ có rất nhiều khó khăn. Lúc đó tôi mới “ngộ” ra được là phải giúp đỡ cộng đồng người điếc để họ bớt khó khăn và cũng để mình học ở họ sự im lặng”.

Theo anh Luân, mục tiêu của dự án sẽ giúp các bạn câm điếc làm chủ cuộc sống và có nhiều cơ hội giao tiếp với người có khả năng nghe, nói nhiều hơn.

Khi bắt tay thực hiện, Luân tự học ngôn ngữ ký hiệu, tâm lý người điếc và các phương pháp thực tập áp dụng vào dự án như trước khi ăn cơm mọi người sẽ cùng cầu nguyện, đọc 5 phép quán niệm và ăn cơm trong im lặng, hoặc những buổi họp thì sẽ bắt đầu bằng tiếng chuông...

Võ Thành Luân chia sẻ, ban đầu xây dựng dự án, anh phải đạp xe bán từng bánh xà phòng, vậy mà giờ có thể trả lương, nuôi được bốn bạn đồng hành cùng với dự án. “Với tôi đó là một phép màu”, Luân nhận định. Quán của các bạn phục vụ trà, bánh miễn phí, nhưng có một thùng tùy hỷ, chỉ bán soap (bánh xà-phòng), trà, tinh dầu...

Các bạn tham gia dự án ngoài học về làm soap, trà, tinh dầu..., buổi tối được học về ngôn ngữ ký hiệu do các bạn điếc hướng dẫn, các bạn có một ngày đi trải nghiệm bên ngoài, ngày im lặng... và khách đến quán nếu không thấy ai thì có thể tự phục vụ trà bánh, tự lấy sản phẩm mình thích và cần rồi trả tiền vào hộp theo giá trên sản phẩm.

2tx.jpg
3td.jpg


Bánh xà-phòng và tinh dầu do các bạn trong dự án tự làm - Ảnh: TTX

Với anh Luân, thanh xuân đẹp nhất từ 25 đến 30, “và tôi còn một năm nữa là hết thanh xuân. Thanh xuân mà sống cho riêng mình thì chưa đủ. Mình có bao nhiêu tiền thì thời gian cũng trôi đi qua kẽ tay như cơn mưa, mình không thể hạnh phúc một cách đầy đủ vì hạnh phúc đó không được kết nối cùng mọi người. Nhưng với hạnh phúc khi có những người tri kỷ, gắn bó với nhau thật lòng thì thanh xuân sẽ vui hơn, hạnh phúc hơn”. Đó cũng là nguyên nhân khiến quán ra đời, tồn tại, ai đến cũng luyến lưu, muốn quay trở lại để gặp những người sống trọn vẹn với thanh xuân của mình và mang thanh xuân gieo vào lòng người.

Nói về những dự định tương lai của dự án, anh Luân cho biết “sẽ có những buổi làm mới, không ở đây mà đi ra một nước khác, cả nhà cùng nhau đi, chỉ có cách đi thì mới giúp các bạn tiếp xúc với thế giới, nhìn nhận thế giới. Nếu mình đi mà yếu lòng thì sẽ không đi được dài. Và mình thực hiện là đi cùng nhau”.

“Và dự án sẽ còn có cả người đi xe lăn, để các bạn câm điếc nhìn vô, nhận ra may quá mình đi được, còn người xe lăn nhìn vô các bạn câm điếc sẽ nhận ra mình cũng may mắn vì tai mình nghe được. Đó là cách giúp tái tạo năng lượng cho nhau. Sẽ có một hai buổi mời ai đó về chia sẻ, hỗ trợ truyền thông với nhau, để các bạn khi rời dự án về tự sinh sống được sau 2 năm”, Võ Thành Luân bày tỏ.

Như Danh

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày