Những nhân duyên trong Duyên trần thoát tục

Bộ phim Phật giáo Duyên trần thoát tục chính thức ra mắt khán giả sau hơn một năm thực hiện. Nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân đã tiết lộ những ý tưởng ban đầu khi ông đặt bút viết kịch bản phim này. Đó là những ý tưởng về việc xây dựng tính cách nhân vật mà đa số đều có sự liên hệ mật thiết với các nhân vật lịch sử Phật giáo Việt Nam...
tn_adver_1205714240.gif

Nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân


                                          PHAM THÙY NHÂN
- Sinh năm 1951
- Quê quán: Bình Thuận
- Hiện là Trưởng phòng Biên tập Hãng phim Giải Phóng, giảng viên bộ môn Biên kịch điện ảnh Trường Cao đẳng Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM.
- Đã sáng tác khoảng 100 kịch bản phim truyện nhựa, video, phim truyền hình (đáng chú ý có Gánh xiếc rong, Xương rồng đen, Dấu ấn của quỷ, Mê Thảo - Thời vang bóng, Bản tình ca cuối cùng, Mảnh đất tình người, Cõi tình, Dòng đời... ) và hơn chục đầu sách (đã xuất bản) nghiên cứu, lý luận, phê bình điện ảnh...
 - Ông đã gắn bó cuộc đời mình với điện ảnh gần 30 năm
.
 


       Bộ phim Phật giáo Duyên trần thoát tục chính thức ra mắt khán giả sau hơn một năm thực hiện. Nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân đã tiết lộ những ý tưởng ban đầu khi ông đặt bút viết kịch bản phim này. Đó là những ý tưởng về việc xây dựng tính cách nhân vật mà đa số đều có sự liên hệ mật thiết với các nhân vật lịch sử Phật giáo Việt Nam...
Nhân duyên xa
Ông tâm sự một cách chân tình và phấn khởi về nhân duyên với Phật giáo:
“Tôi là người sớm có duyên với Phật giáo, từ nhỏ được gởi theo học Trường Bồ Đề. Ở đó, ngoài những môn phổ thông, chúng tôi phải học giáo lý. Có điều đặc biệt là tôi luôn đạt điểm cao trong những lần kiểm tra môn này. Khi lớn lên, tôi học ngành văn chương tại Viện Đại học Đà Lạt. Vì học văn chương Lý-Trần nên tôi phải đọc nhiều sách Phật giáo, đặc biệt là các tác phẩm của thầy Nhất Hạnh. Tôi không phải là người Phật tử thuần thành nhưng Phật giáo đối với tôi là cần thiết. Tính cách lãng tử của tôi, người nghệ sĩ, nhiều khi “phạm giới” lắm. Nếu mà không có sự nâng đỡ bởi bàn tay của Đức Phật thì tôi bị khủng hoảng. Tư tưởng Phật giáo ở một góc độ nào đó là tâm lý liệu pháp. Chính từ những quan niệm như thế, tôi có nhiều cảm tình với Phật giáo mà đặc biệt là tư tưởng Phật giáo. Đây là những nhân duyên xa giữa tôi với Phật giáo, chảy mãi trong lòng không bao giờ mất”.

Đòan làm Phim giao lưu với khán giả tại  nhà hát Hòa Bình


Xây dựng nhân vật
Tiếp xúc với Phật giáo từ nhỏ nhưng mãi cho đến bây giờ, khi đã có trong tay hàng trăm kịch bản phim, ông mới lần đầu tiên cầm bút viết chuyên sâu về Phật giáo:
“Cách đây hơn một năm, DVĐA Việt Trinh có ý tưởng làm một bộ phim về tiền kiếp hậu kiếp của Phật giáo và đưa chị Bích Thủy (Phó Giám đốc Công ty Senafilm - NV) cuốn sách Thoát vòng tục lụy của Trung Quốc. Đồng thời chị Thủy có mang cho tôi se-ri phim truyền hình do Đài Loan sản xuất dựa trên cuốn sách này. Thật tình thì tôi có mở ra nhưng không chú tâm xem vì phim truyền hình của Đài Loan không được hay, nhưng khi nghe ý tưởng của Việt Trinh thì những “nhân duyên xa” lại trỗi dậy. Chính vì lẽ đó, tôi đã đề xuất nên làm một bộ phim cổ trang thuần Việt mà trong đó các nhân vật phim được xây dựng chủ yếu từ những hình tượng lịch sử Phật giáo Việt Nam ghi chép trong sách Lĩnh Nam chích quái. Chẳng hạn duyên tiền định giữa công chúa Thuận Thiên và Thường Chiếu chính là dựa vào mô típ duyên số của Tiên Dung và Chử Đồng Tử, chỉ có điều cách thể hiện nó hơi khác một chút. Bất Dị Hòa thượng là hình ảnh của Tế Điên Hòa thượng nhưng đây là Tế Điên của Việt Nam chứ không phải của Trung Quốc. Những hành vi bạo ngược của Lê Long Đĩnh được sử dụng để xây dựng nhân vật vua Võ Vương. Trên thực tế, trong xã hội phong kiến Việt Nam thì không có ai “ác” với Phật giáo bằng Lê Long Đĩnh. Sư Huệ Không thì mang dáng dấp của Quốc sư Vạn Hạnh. Đại tướng Trần Trung là hình tượng Lý Công Uẩn v.v…
Chúng tôi cố gắng xây dựng cốt truyện trước nhất là thuần Việt, dựa vào lịch sử Phật giáo Việt Nam, dựa vào những câu truyện trong Lĩnh Nam chích quái. Mình làm những gì thuộc về mình mà không phải là của ai khác thì rất quý. Khi đó, tác phẩm của mình đến với công chúng sẽ dễ được chấp nhận hơn. Ý tưởng của tôi lúc mang ra trình bày mọi người đều đồng thuận. Khi bắt tay vào viết tôi rất phấn khởi do vậy mà viết rất nhanh. Viết xong rồi, con người nhẹ nhàng vô cùng vì như trả được nợ văn chương”.
Nói đến đây, mắt ông sáng long lanh, người như cao hứng hơn, ông kể thêm về những tình tiết, những cốt cách nhân vật, cách thức mà ông viết phân đoạn Thiền sư Huệ Không giảng pháp… Ông nói bằng cả một niềm tin rằng Duyên trần thoát tục sẽ được công chúng đón nhận trong dịp Tết này và bước rẽ về nội dung kịch bản của ông có một chút gì đó thành công cho đến lúc này. Bởi lẽ, từ trước đến giờ ông chỉ viết về thế tục, như cách nói của ông.

BẢO THIÊN ghi

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Quý Hòa thượng, Thượng tọa Văn phòng Trung ương GHPGVN phát động treo các cơ sở tự viện, gia đình Phật tử treo cờ Tổ quốc - Ảnh: VOV

Giáo hội kêu gọi Tăng Ni, Phật tử treo cờ Tổ quốc và cử chuông trống kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước

GNO - Theo đó Công văn số 162/HĐTS-VP1 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự do Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn ấn ký phổ biến vào sáng nay 27-4 về việc treo cờ Tổ quốc và cử chuông trống kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).

Thông tin hàng ngày