Niệm Phật để làm người an lạc

GNO - Tôi nhớ, mình đã đọc được câu trả lời cho câu hỏi: "Sau khi chết con sẽ sinh về đâu?" như thế này: "Con thấy không, một cái cây, khi còn sống nó nghiêng về hướng nào thì khi chết, bật gốc, nó sẽ ngã về hướng ấy. Cũng vậy, khi còn sống, con hướng về điều gì, nghiêng về lối sống nào, thì chết con người ấy sẽ đi theo ánh sáng, theo "tiếng gọi" đó". Đó là cách diễn đạt khéo của nghiệp - trên cả ba bình diện: ý-khẩu-thân. Lúc sống, ý-khẩu-thân của mình nghĩ, nói, làm việc gì nhiều, trầm tư, tích tụ (huân tập) điều gì nhiều thì sẽ kết thành năng lượng dẫn đường, chỉ lối để mình hướng tiếp tới hành trình phía trước, theo lời đã phát nguyện, kiên trì trong quãng sống hàng ngày.
An vi Phat (10).JPG
Tôn tượng Đức Phật A Di Đà tại chùa Huê Nghiêm (Q.2, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Toàn

Theo đó, nếu trong đời sống, mỗi ngày mình niệm Phật thì mình sẽ nhóm kết được nhiều năng lượng tĩnh lặng (định) từ chính công phu, năng lượng từ bi và trí tuệ từ chính bậc Giải thoát mà mình nương về. Do vậy, cái cảnh giới mà mình sẽ về (cõi Tịnh, nơi chư Phật dựng xây trong lời nguyện "khi tôi thành Phật, thế giới của tôi sẽ thanh tịnh, tinh sạch hoàn toàn") là điều dễ hiểu. Cũng từ đó, có thể thấy, quan niệm để già rồi, rảnh rỗi mới tu là một sự chống chế, cũng như để khi nào lâm chung - sắp đi thì có người hộ niệm rồi mình sẽ được vãng sanh về cõi của Phật là một ý nghĩ sai lầm, chủ quan. Điều đó có thể có nhưng sẽ khó, thậm chí rất khó vì cả quãng đời mình chưa bao giờ làm việc ấy thì làm sao có thể làm việc ấy khi đến lúc cam go như sắp chết, thân hoại mạng chung, bao thứ lôi kéo, chi phối trùng trùng. Đừng hẹn hò, nhất là trong chuyện niệm Phật, hành thiền, sửa mình trong đời sống theo cả ba phương diện nói trên. Kết hợp công phu theo thời khóa và dẫn thời khóa vào đời sống hàng ngày trong ứng xử với công việc, người này, người nọ, với cả bức tranh xã hội đang được diễn ra nơi quốc độ mình đang sống - đó chính là mình đang kiến tạo tịnh độ tự thân, trong thọ cảm của mình. Thực ra, đó chính là việc mình tập cho mình sống được ở cõi Tịnh độ, vì như thế mình sẽ "dần quen" và chư Thánh chúng sẽ "quen mặt" mình mà hiện ra tiếp dẫn trong một mai, nhỡ thân này có đoạn diệt, hư hoại. Tôi hình dung nôm na như thế và tự nhủ, việc tu cũng như là việc chơi, mình nhẹ nhàng, từ tốn, làm cho ý-khẩu-thân mình bớt những thói quen cũ, không hay, chưa đẹp, thành thói quen mới, tốt hơn - trên tiêu chuẩn tu Phật, con Phật thì phải giống Phật chút gì đó, trong oai nghi thường ngày. Khi đó, mình mượn công phu thời khóa, bắt buộc phải nhờ thời khóa gò mình, cho giảm bớt thời gian rỗi, tránh giãi đãi, nhàn cư nghĩ điều bất thiện... rồi quen lần thành ra tánh cách. Có câu nói "thói quen tạo nên tánh cách" là ở chỗ ấy, muốn quen thì mình phải tập làm, làm thường xuyên, như ăn cơm, uống nước, như thở vậy. Nếu thiếu thì không thể sống tĩnh giác được, khi đó mình sẽ bắt đầu niệm Phật, bắt đầu chú ý hơi thở, khi đi trên đường, khi ngồi uống trà hoặc khi làm việc, khi đấu tranh cho một thế giới xinh đẹp hơn... Mong rằng, tất cả hành giả tu Phật, dù là thiền, tịnh, mật... đều được định-tuệ sáng ngời, giải thoát ngay trong đời sống hàng ngày, kiến tạo được an vui ngay cõi Ta-bà này thì việc vân du cõi Phật khi thân hoại mạng chung chắc sẽ như là thay chiếc áo vậy thôi.
Lưu Đình Long

_____________

* Bài vở cộng tác cho mục KHUNG CỬA MỞ - mời bạn đọc gửi về: bandocgiacngo@gmail.com.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày