Niệm Phật theo điệu nhạc

Hỏi: Đại sư Liên Trì nói: Chỉ cần niệm Phật, tôn xưng đã thành quy kính. Sáu chữ, bốn chữ thật chẳng sai khác gì. Có điều là do pháp truyền lâu ngày hóa tệ, biến thành lê thê: khua chiêng, thúc trống, như xướng, như ca; thổn thức, rên siết như gào, như quát; thiên nhĩ nghe thấy chẳng buồn bã hay sao?

Nhưng hiện nay, tôi thấy có rất nhiều bài nhạc niệm Phật với nhiều nhạc điệu khác với pháp âm niệm Nam mô A Di Đà Phật chân phương, từng chữ rõ ràng. Xin hỏi cách niệm như vậy đúng không và có được vãng sinh không? (VŨ TUẤN LINH, linh.1287@gmail.com)

wwwNP1.jpg

Khóa tu niệm Phật 1 ngày tại chùa Hoằng Pháp - TP.HCM

Đáp: Bạn Vũ Tuấn Linh thân mến!

Đúng như quan điểm của Đại sư Liên Trì, niệm danh hiệu Phật cần chân phương, lời tiếng rõ ràng, thiết tha và thành kính.

Tuy vậy, căn tánh của chúng sanh có nhiều hạng, nên những nhà hoằng pháp hiện nay mới lập phương tiện phổ nhạc câu niệm Phật. Trong thời đại mà công nghệ âm thanh, ánh sáng chiếm lĩnh và chinh phục con người thì nhạc hóa câu niệm Phật để dễ dàng đi vào lòng người, thiết nghĩ là điều cần làm.

Để câu niệm Phật được phổ cập trong mọi giai tầng xã hội thì phải có nhiều phương cách niệm Phật. Mỗi người tự chọn cho mình một cách niệm Phật phù hợp nhất.

Dù niệm Phật chân phương hay theo nhạc điệu, nếu đạt đến nhất tâm bất loạn trong khoảng thời gian từ 1 đến 7 ngày đều được thành tựu vãng sanh.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày