NS.Thích nữ Viên Hạnh: "Thầy cũng là người mẹ"

GN - Tôi sinh năm 1937, lớn lên tại Kiến An, Hải Phòng. Năm 1954, tôi vào Nam với người dì, ở tỉnh Bà Rịa, sau đó vào Sài Gòn với bác cho đến khi xuất gia.

Tôi có nhóm bạn hay làm từ thiện, thường đi thăm các trường cô nhi, viện dưỡng lão. Trong một lần tình cờ đến Cô nhi viện Lâm Tỳ Ni ở Phú Nhuận, thấy hình ảnh các Ni nuôi trẻ mồ côi, nhìn thấy NT.Thích nữ Tịnh Bích là hiệu trưởng cô nhi viện lúc đó, thấy đức độ của Sư bà nên cảm mến, thấy thích, vậy là đến xin được đi tu.

Cũng duyên lành là khi tôi đến xin thì Sư bà nhận, rồi cho ra chùa Linh Giác (Đà Lạt), và chùa Diệu Nghiêm (Phan Rang) học kinh kệ, oai nghi trong thời gian 2 năm. Năm 1970, về lại chùa Phước Hòa thì tôi được Sư bà cho chính thức xuất gia. Sau đó được Sư bà cho đi học Phật ở Từ Nghiêm, chùa Hòa Bình, chùa Kim Cương, chùa Vĩnh Nghiêm: học Luật, chữ Hán, Nhị khóa hiệp giải, Yết-ma chỉ nam, Oai nghi cảnh sách…

NS Vien Hanh.jpg
NS.Thích nữ Viên Hạnh - Ảnh: Nhã An

Thời bấy giờ, tôi nghĩ mình đã may mắn gặp con đường sáng nên chú ý từng chút một, chú ý đến oai nghi, cố gắng khó khăn mấy cũng phải vượt qua, để được là người tu. Vì đã tìm được con đường thì nhất định phải đi đến đích, bằng giá nào cũng không bỏ. Tôi cũng nghĩ lại, ngoài đời các cụ có nói, đường khó vì ngăn sông cách núi, nhưng lòng người không ngại núi e sông. Nên sau năm 1975, đời sống chung gặp nhiều khó khăn, thầy trò phải làm đủ thứ để tự tạo kinh tế cho sinh hoạt của chùa. Nhưng phải nói rằng, khó khăn lớn nhất trong đời tôi đó là lúc Sư bà Tịnh Bích viên tịch. Khi còn, thầy lo mọi thứ, bây giờ thầy mất thì mình phải đứng ra cáng đáng hết mọi thứ, nên không biết làm sao, suy nghĩ nhiều lắm. Phật bổ xứ thì mình làm, làm hết tâm của mình, vậy là cứ làm. Với tôi, Sư bà là người thầy, mà cũng là người mẹ của chị em chúng tôi, từ hòa nhưng cũng rất nghiêm khắc.

Cuộc đời tôi thuở chưa xuất gia đã rời xa gia đình bố mẹ ruột, chỉ gắn bó với người dì và người bác ở trong Nam này. Cho đến nay, tôi chỉ biết tên bố mẹ nhưng không biết cả ngày tháng năm mất. Nhưng Đức Phật có dạy tất cả chúng sanh cũng là bố mẹ mình, nên trong các buổi tụng kinh nào tôi cũng đều hồi hướng về cho tất cả chúng sinh, trong đó có bố mẹ và thân bằng quyến thuộc của mình trong đời hiện tại, vậy cũng yên lòng.

* Bài cùng chủ đề: HT.Thích Từ Hương: “Tuổi thơ trôi qua êm đềm bên mẹ và ông”

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.
Niệm Phật nhiệm mầu

Niệm Phật nhiệm mầu

GNO - Ba tôi đã mất gần giáp năm nhưng hình ảnh về ba vẫn in nguyên trong tôi như vừa khi nãy, mới đây thôi. Có thể ba tan hoại thân xác này, không còn của hiện tại đi, đứng, nằm, ngồi nhưng ba hiện hữu trong kỷ niệm và những lời chỉ dạy mang tính lâu xa, chắc thật.
Mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong, Quảng Trị được thiết trí tại chùa An Trú

Ấn tượng mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị)

GNO - Mô hình kỳ đài bằng tre tại chùa An Trú (H.Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) nổi lên giữa màu vàng ươm của cánh đồng lúa chín như gói ghém tất cả tấm lòng của Phật tử nơi đây hướng về Phật đản, cũng như lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, cảm hứng gìn giữ các giá trị truyền thống của làng quê.

Thông tin hàng ngày