Nụ cười bằng mười thang thuốc

Nụ cười bằng mười thang thuốc
Nếu không xét đến sắc thái và sự khác biệt, thì tiếng cười có thể được mã hóa ngôn ngữ thành một loạt các âm tiết đều đặn kiểu như: “ha ha”, “hô hô”, “hê hê”, “hi hi”, v.v... Những âm tiết này là một phần trong vốn từ vựng phổ quát của loài người - vốn luôn được tất cả các dân tộc trong mọi nền văn hóa đa dạng trên thế giới nhận biết được. Như vậy, tiếng cười chính là loại hình “nói bằng các thứ tiếng” mà loài người có được do sự đáp ứng vô thức trước những ám hiệu xã hội và ngôn ngữ.

 Bằng cách này hay cách khác, chúng ta cười mọi lúc, mọi nơi, nhưng không ý thức được rằng tại sao chúng ta lại làm như thế. Nhiều người cho rằng tiếng cười là sự đáp ứng đơn giản trước những phương tiện gây hưng phấn cho ta. Nhưng các chuyên gia nghiên cứu lại khẳng định rầng tiếng cười là ngôn ngữ xã hội liên kết con người với nhau. Ðó là loại “ngôn ngữ ẩn” mà mọi người đều có thể dùng nó để “nói chuyện” với nhau. Ðó cũng là một thái độ mang tính bản năng, được lập trình bởi các gene.

HÃY MỜI NGƯỜI QUEN CƯỜI THỬ XEM!

Một nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu Tâm lý học Mỹ đã tiến hành khảo sát 1.200 đối tượng (gồm người nói và người nghe) cười tự phát trong môi trường tự nhiên của họ. Thật bất ngờ: Sau khi người nói nói những câu bông đùa, thì 50% người nói lại... cười trước khi người nghe cười! Nhóm nghiên cứu đã rút ra kết luận: Tiếng cười thường xảy ra gấp 30 lần trong những hoàn cảnh xã hội hơn là trong hoàn cảnh ở một mình. Chúng ta cảm thấy hạnh phúc vì tiếng cười là “tín hiệu” mà chúng ta gửi đến người khác. Nhưng tiếng cười sẽ biến mất khi bên cạnh chúng ta không có sự hiện diện của người nghe. Còn nữa, thật khó khăn khi điều khiển tiếng cười một cách có ý thức. Ví dụ, bạn hãy mời người quen của mình cười thử xem. Rất khó khăn, hoặc giả sứ người ấy có thể cười được đi nữa, thì cũng mất vài giây để cố gắng tạo nên tiếng cười. Ðiều này có nghĩa rằng tự bản thân ta không thể làm cho các chức năng của não bộ hoạt động biểu lộ cảm xúc theo ý chúng ta!

VÔ ÐỊCH CƯỜI - PHÁI NAM HAY PHÁI NỮ?

Theo nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Deborah Tannen, những khác biệt giới tính về tiếng cười có thể rất lớn. Và trong 1.200 đối tượng nghiên cứu đã nói ở trên của Viện Tâm lý học Mỹ, nữ giới cười nhiều hơn nam giới gấp 2,5 lần trong những cuộc đối thoại bao gồm cả hai giới. Ðiều này cũng có nghĩa là nữ có khuynh hướng cười nhiều nhất, trong khi nam có khuynh hướng gây cười nhiều nhất. Xuyên qua các nền văn hóa, nam giới dường như là người chủ động gây nên tiếng cười hài hước. Và khuôn mẫu giới tính của tiếng cười cũng giải thích lý do người có khiếu hài hước là nam giới luôn luôn nhiều hơn nữ giới.

Vậy thì tiếng cười phải chăng là yếu tố để 2 phái gặp gỡ, hòa hợp và kết đôi? Trong một cuộc khảo sát 3.745 tờ quảng cáo ở Mỹ từ năm 1996 đến năm 2001, người ta tổng kết có 62% giới nữ nở nụ cười trong các tờ quảng cáo đó. Và qua cuộc khảo sát đó, người ta nhận thấy phụ nữ có khuynh hướng đi tìm sự hài hước; trong khi đàn ông lại có khuynh hướng ban tặng sự hài hước. Rõ ràng, phụ nữ muốn  “một nửa của mình” là người có bộ óc hài hước; trong khi đàn ông lại tỏ ra nhiệt tình thuận theo sự đòi hỏi ấy trong khi đi tìm “một nửa vầng trăng” cho đời mình. Hai chuyên gia tâm lý Karl Grammar và Irenaus Eibl-Eiebesfeldt đã nghiên cứu các cuộc đối thoại tự nhiên giữa 6 cặp nam nữ người Ðức mới gặp nhau lần đầu. Hai chuyên gia nhận thấy người phụ nữ nào càng cười lớn trong suốt buổi gặp gỡ này, thì sự quan tâm của cô đối với người đàn ông mà cô đang trò chuyện càng nhiều hơn. Cũng vậy, người đàn ông lại càng để ý đến người phụ nữ nào cười một cách thoải mái khi nói chuyện với mình! Như vậy, tiếng cười của người phụ nữ (chứ không phải của người đàn ông) là dấu hiệu quan trọng của một mối tương quan tốt đẹp. Dù phái nam có cười hay không, thì điều quan trọng vẫn là phái nữ có đón nhận được dấu hiệu hài hước ấy không.

Từ  châu Á đến châu AÂu, từ châu Mỹ đến châu Phi, từ các đảo quốc châu Ðại Dương đến các vùng cực lạnh giá, tiếng cười vẫn luôn là một hành vi hỷ xả. Và phụ nữ vẫn sử dụng tiếng cười nhiều hơn nam giới, như là dấu hiệu thể hiện sự mến mộ, yêu quý, hay đồng ý, phục tùng đối với người mà mình chú ý. Tuy thế, các khuôn mẫu giới tính về tiếng cười vẫn có thể uyển chuyển thay đổi thích hợp một cách tiềm thức đối với hoàn cảnh xã hội.

CÓ HAY KHÔNG “VIRUS CƯỜI”?

Ngày 30 tháng 1 năm 1962, tại một trường nội trú cho nữ sinh ở Tanzania (châu Phi), có 3 cô nữ sinh cứ cười vang suốt ngày suốt đêm mà không sao nín cười được. Tiếp đó, triệu chứng này đã nhanh chóng lây lan sang 95 nữ sinh khác của trường, khiến trường phải quyết định đóng cửa vào ngày 18/3/1962. Những nữ sinh bị trường đuổi học về nhà chính là tác nhân làm bùng nổ tràn lan “virus cười” thành... đại dịch cười! Trận dịch cười này đã lan đi như lửa rừng khắp các trường học miền Trung châu Phi, làm khốn khổ cả 1.000 người, và phải mất 2 năm rưỡi trời mới chấm dứt được!

Như thế, tiếng cười mang tính lây lan. Cả khi tiếng cười được điều khiển với một chút ý thức, thí nó cũng mang tính tự phát và tương đối khó kiểm soát. Khả năng không thể cưỡng lại được hành vi cười trước tiếng cưới của người khác có nguồn gốc nơi cơ cấu thần kinh hình thành tiếng cười. Việc tiếng cười lây lan thành đại dịch cười khiến các nhà khoa học chú ý nghiên cứu và đưa ra một lời giải đáp đầy thú vị là cơ thể người có một hệ thống “ăng-ten” dò nghe tiếng cười- một loại “công tắc thần kinh” tại não bộ để đáp ứng lại tiếng cười một cách đặc biệt (cũng giống như một cái ngáp lây lan có thể bao gồm tiến trình tương tự trong lĩnh vực thị giác). Một khi đã “bắt sóng”, hệ thống dò nghe tiếng cười sẽ làm khởi động hệ thống phát tiếng cười. Cứ thế, tiếng cười lây lan sang nhiều người, cứ như người ta bị... “nhiễm virus” cười!

Mặt khác, suốt quá trình nói, đòi hỏi lời nói phải có ưu thế hơn tiếng cười. Chẳng hạn, người ta có thể nói “Anh làm gì đó?... ha... ha...”, nhưng hiếm khi người ta nói “Anh làm ...ha...ha... gì đó?”. Ðây là một minh chứng về “ảnh hưởng của dấu chấm câu đối với tiếng cười” - mà trong đó khuynh hướng cười gần như là một hiện tượng đặc biệt giữa những khoảng trống biểu hiện dấu chấm câu khi ngưng nói. Sự xuất hiện tiếng cười ở cuối câu nói đã nhấn mạnh rằng tiến trình được đặt nền tảng trên hệ thần kinh chi phối việc xếp đặt tiếng cười trong lời nói; và các vùng não bộ khác cũng tham gia vào cách biểu lộ lời nói hướng đến sự nhận thức và sự thanh hóa tiếng cười chứa đầy cảm xúc hơn.

TIẾNG CƯỜI: THẦN DƯỢC CHỮA BÁCH BỆNH!

Tiếng cười tạo sự đoàn viên cho con người, đem con người lại gần nhau hơn. Và từ sự nâng đỡ xã hội này, tiếng cười có thể cải thiện sức khỏe tinh thần và thể lực con người. Tiếng cười là một hành vi năng động, làm tăng nhịp tim và huyết áp. Hiện nay, các ảnh hưởng sinh lý và lợi ích chữa trị của tiếng cười đang được các chuyên gia tâm lý và y khoa tích cực nghiên cứu và ứng dụng. Mới đây, nhà khoa học Lennart Levi thuộc Viện Nghiên cứu Karolinska tại Stockholm (Thụy Ðiển) đã công bố kết quả nghiên cứu của mình, rằng việc xem hài kịch sẽ khiến cho hệ miễn nhiễm trong cơ thể hoạt động mạnh, làm tăng lượng catecholamine - một chất đo lường sự hoạt động và sự căng thẳng thần kinh - trong nước tiểu. Việc bài tiết bớt chất này sẽ làm giảm thiểu tình trạng căng thẳng và những hormone liên quan -chính là cơ chế mà qua đó, tiếng cười được xem như làm tăng chức năng miễn nhiễm bệnh của cơ thể.

Bên cạnh đó, giảm cơn đau hiện đang là một trong những liệu pháp ứng dụng tiếng cười đầy hứa hẹn. Qua thử nghiệm, Rosemary Cogan - giáo sư tâm lý của Trường Ðại học Công nghệ Texas (Mỹ) - đã khám phá ra rằng: Những đối tượng thử nghiệm luôn cười khi xem các phim hài hoặc trải qua một cuộc thư giãn vui vẻ - thường có khả năng chịu đựng hơn những đối tượng khác. Tính hài hước có thể giúp làm dịu cơn đau mãnh liệt của bệnh nhân. Chuyên gia James Rotton thuộc Trường Ðại học Harvard (Mỹ) cho biết rằng các bệnh nhân phẫu thuật chỉnh hình khi thường xem phim hài - sẽ ít có nhu cầu sử dụng thuốc aspirin và thuốc an thần - hơn là những bệnh nhân thường xem phim tình cảm. Tính hài hước cũng có thể giúp con người đương đầu tốt hơn với các stress. Giáo sư phụ tá tâm lý Michelle Newman thuộc Trường Ðại học Colombia đã tiến hành một cuộc nghiên cứu. Ông cho các đối tượng thí nghiệm xem một cuốn phim về 3 tai nạn rùng rợn; sau đó yêu cầu họ phải thuật lại cuốn phim ấy bằng lối kể hài hước hoặc nghiêm trọng. Những đối tượng thuật lại theo kiểu hài hước - có biểu hiện căng thẳng và tác động tiêu cực ở mức thấp nhất. Và trong những cuộc nghiên cứu này, nổi lên một vấn đề là không một đối tượng thí nghiệm nào tách biệt những tác động của tiếng cười khỏi những tác động hài hước. Những tác động của tiếng cười hay sự hài hước có thể đến từ những hoàn cảnh vui chơi, thư giãn vốn gắn liền với những hành vi này. Và không ai đánh giá tính duy nhất của tiếng cười bằng cách làm tương phản tiếng cười với những âm thanh khác như la hét chẳng hạn.

Cuối cùng, tiếng cười giòn tan và cá tính vui tươi có làm cuộc đời bạn kéo dài thêm nhiều tuổi xuân không? Bạn cứ thử cười tươi và lạc quan trong cuộc sống hàng ngày xem sao, rồi bạn sẽ thấy kết quả!

(Theo Psychology Today) 

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tìm người thân

Tìm người thân

Cháu Minh Đạo đã đi khỏi nhà và không có liên lạc với gia đình trong hơn 3 ngày qua. Vì những biểu hiện tâm lý có phần chuyển biến không tích cực, nên phải thường xuyên theo dõi trị liệu. Gia đình chúng tôi mong được sự giúp đỡ của chư Tôn đức Tăng Ni và quý Phật tử tại các tự viện...

Thông tin hàng ngày