Nữ giới Phật giáo Campuchia dấn thân vì cộng đồng

Một cô tu nữ Campuchia đến với cộng đồng
Một cô tu nữ Campuchia đến với cộng đồng

GNO - "Khi chiến tranh kết thúc, tôi mất cả gia đình. Tôi chỉ còn lại một mình. Tôi đã đến đây 27 năm trước và bây giờ tôi đã tìm thấy được hạnh phúc", Sentcheant, 71 tuổi, một trong 10 nữ tu dành trọn phần đời còn lại trong một ngôi chùa, nói.

Hồi sinh từ trong đổ nát

Nhân dân Campuchia có một di sản Phật giáo đáng tự hào từ thế kỷ thứ 5, tiêu biểu là di tích Phật giáo cổ Ankor Wat. Thậm chí ở Udong này, kinh đô của người Khmer thế kỷ 18 (cách Phnom Penh khoảng 2 giờ lái xe), có khoảng 101 ngôi chùa đã được xây dựng bởi các vị vua.

"Các vị vua đã xây dựng chùa chiền để bảo tồn văn hóa của chúng tôi, giữ gìn Phật giáo và ngôn ngữ Khmer của chúng tôi", Chan Sobunvy, Tổng thư ký Hiệp hội các nữ tu và nữ cư sĩ của Campuchia (ANLWC) cho biết.

Di sản Phật giáo Khmer phong phú mà hầu hết người Campuchia rất tự hào đã bị phá hủy dưới sự cai trị của Khmer Đỏ. Hàng ngàn tu sĩ Phật giáo đã thiệt mạng và nhiều ngôi chùa bị phá hủy. Nhưng, kể từ khi Liên Hiệp Quốc giám sát các cuộc bầu cử vào năm 1993, đã có một sự hồi sinh của Phật giáo ở đây.

Tuy nhiên, Sobunvy chia sẻ rằng Phật giáo cần phải tự biến đổi từ nghi lễ sang áp dụng giáo lý để cải thiện xã hội, đặc biệt là các tiêu chuẩn đạo đức.

"Có một sự hồi sinh Phật giáo ở đây", Sobunvy nói, "nhưng, nó không thể chỉ là dân tộc, sự chú ý phải được đặt trên triết lý Phật giáo và nó cần phải được thực hành, đặc biệt là để ngăn chặn bạo lực trong xã hội ngày hôm nay".

ANLWC được thành lập vào năm 1995 với sự hỗ trợ tài chính của Quỹ Đức để đào tạo phụ nữ trở thành nhân tố đổi mới xã hội, ban đầu có 7.000 thành viên ở 13 tỉnh.

Khi nữ giới Phật giáo dấn thân

Tiến sĩ Hem Goonatileka, một chuyên của UNIFEM từ Sri Lanka, người đầu tiên quản lý dự án cho biết rằng những gì đang đe dọa không phải là vấn đề giới tính mà là vấn đề giáo dục của phụ nữ.

"Nhiều cô tu nữ không biết chữ, vì vậy chúng tôi đã bắt đầu từ việc học đọc và viết", bà giải thích.

Chính phủ vào thời điểm đó giới hạn số lượng các nhà sư trong chùa. "Sau khi Khmer Đỏ bị lật đổ, phụ nữ quay trở lại cộng đồng và bắt đầu giúp xây dựng lại chùa (vì) có rất ít đàn ông còn lại trong cộng đồng", Sobunvy nhớ lại. "Các sư không dạy giáo pháp cho phụ nữ. Họ chỉ cho phép phụ nữ đến chùa, cúng dường thực phẩm cho các sư và các sư ban phước cho họ".

Có rất nhiều vấn đề xã hội lúc đó như nghiện rượu, bạo lực gia đình, các cuộc tấn công trả thù, và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng tạo ra những kỳ vọng không bền vững. ANLWC đã quyết định đào tạo một nhóm phụ nữ lớn tuổi trở thành tu nữ để hoạt động như các nhà tư vấn cho giới trẻ, để giải quyết những tệ nạn xã hội bằng cách sử dụng nguyên lý Phật giáo.

"Hầu hết các sư không có kinh nghiệm về cuộc sống (vì họ không kết hôn và chăm sóc gia đình), nhưng, các cô tu nữ này đã từng. Vì vậy, họ có thể trở thành nhà tư vấn tốt cho học sinh, đặc biệt là trẻ em gái", Sobunvy lưu ý.

Vào năm 1996, tổ chức phi chính phủ địa phương RACHA cũng đã vào cuộc, với sự giúp đỡ của USAID nhằm thiết lập chương trình "Wat Grannies" (các bà cụ ở trong chùa). Họ chọn 6-8 cô tu nữ từ mỗi làng và đào tạo họ để truyền bá thông điệp sức khỏe, chẳng hạn như cho con bú, mang thai và kiểm soát tiêu chảy. Mỗi cô tu nữ được giao 40-50 nhà để truyền bá thông điệp.

Tiến sĩ Chan Ketsana, Giám đốc Y tế của RACHA giải thích rằng nhiều "Wat Grannies" bây giờ đã từ bỏ công việc do tuổi già và họ đã đào tạo con gái hay cháu gái để thực hiện công việc này.

"Những người phụ nữ lớn tuổi chúng tôi đào tạo ban đầu không được học hành, nhưng những người trẻ ngày nay được giáo dục tốt hơn", bà chỉ ra.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bà con vùng nhiễm mặn nhận nước lọc từ đoàn từ thiện Linh Quang tịnh xá

Đoàn từ thiện Linh Quang tịnh xá (TP.Vũng Tàu) trao 600 bình nước ngọt đến 300 gia đình tại Bến Tre

GNO - Sáng 24-4, đoàn từ thiện Linh Quang tịnh xá do Đại đức Thích Thiện Triều, Thư ký Ban Trị sự GHPGVN TP.Vũng Tàu (BR-VT) và Ni sư Thích nữ Phước Duyên, Phó trụ trì Linh Quang tịnh xá (TP.Vũng Tàu) tiếp tục trao 600 bình nước ngọt đến các xã đang gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt tại tỉnh Bến Tre.

Thông tin hàng ngày