Nhiều vị đứng đầu trong Phật giáo đã nhấn mạnh ý thức ‘trách nhiệm toàn cầu’, và từng cá nhân phải bảo vệ môi trường vì lợi ích của tất cả chúng sinh và những thế hệ tương lai.
Đức Dalai Lama: “Trong thế giới mà mọi vật đều phụ thuộc lẫn nhau rất nhiều như ngày nay, từng cá nhân và quốc gia không thể tự mình giải quyết những vấn đề của chính mình. Chúng ta cần có nhau. Vì thế chúng ta cần phát triển ý thức ‘trách nhiệm toàn cầu’.
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Đó là trách nhiệm của từng cá nhân nhưng cũng thuộc về tập thể, để bảo vệ và nuôi dưỡng gia đình lớn này của chúng ta, cũng là bảo vệ và giữ gìn môi trường mà chúng ta đang sống”.
Đức Đại Pháp Vương Karmapa thứ 17: “Loài người chúng ta đã tàn phá khủng khiếp môi trường mà chúng ta không tài nào chữa lành lại được. Thách thức này đã trở nên ngày càng phức tạp hơn và rộng khắp đến nỗi những người Phật tử chúng ta không thể đơn thân giải quyết.
Ngài Karmapa
Chúng ta phải là những người dẫn đầu trong công cuộc bảo vệ môi trường. Muốn vậy, chúng ta phải giáo dục và thông tin lẫn nhau.
Đã đến lúc nguyện vọng trong sáng của chúng ta và sự tích cực hoạt động như của một vị Bồ-tát phải đi đôi với nhau. Chỉ ước muốn thôi sẽ không mang lại thay đổi. Chúng ta phải bắt đầu có trách nhiệm một cách tích cực hơn”.
Pháp sư Sogyal: “Chúng ta đang rất cần một cái nhìn mới và sự can đảm để vượt qua những quyền lợi ích kỷ và hẹp hòi của mình. Thái độ trước kia của chúng ta và cách đối xử thiển cận giữa loài người với nhau và với hành tinh này cần phải thay đổi. Tất cả những điều đó đã mang lại đau khổ cho chúng ta, và là nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế và sự tàn phá môi trường”.
Pháp sư Sogyal
Pháp sư Sogyal đã cùng nhiều vị lãnh đạo Phật giáo khác ký tên vào bản Tuyên bố của Phật giáo về sự Biến đổi Khí hậu, được trình bày tại Hội nghị Khí hậu Copenhagen vào tháng 12 năm 2009.
|