Ông Lê Hoàng Vân trao đổi tại khóa bồi dưỡng trụ trì

GNO - Sáng nay, 9-10, ông Lê Hoàng Vân, Phó ban Tôn giáo TP.HCM đã nhận lời mời của Ban Tổ chức khóa bồi dưỡng trụ trì 2015 do BTS GHPGVN TP.HCM tổ chức đã đến chia sẻ với học viên khóa học về những chính sách pháp luật liên quan đến tôn giáo.

btg 1.JPG


Ông Lê Hoàng Vân tại buổi trao đổi

Sau lời giới thiệu của, HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN TP.HCM, Phó ban Thường trực Ban Tổ chức, ông Phó ban Tôn giáo đã có những chia sẻ chân tình, mang tính đồng cảm với những khó khăn mà Tăng Ni trụ trì, sắp trụ trì cũng như học viên khóa học gặp phải về các chính sách, chủ trương của pháp luật, các thông tư, quy định, nghị định... của pháp luật liên quan đến các hoạt động tôn giáo.

Đồng thời, ông cũng đã trả lời những thắc mắc của học viên, về những chính sách pháp luật trong khuôn khổ về các quy định: thành lập, bổ nhiệm trụ trì, xây dựng quản lý cơ sở tự viện. Nội dung đã được PV ghi lại dưới đây:

* Thưa ông, giấy quyết định  bổ nhiệm trụ trì của Giáo hội cấp tỉnh, thành là quyết định tên của từng Tăng Ni có thẩm quyền quản lý, chủ trì các cơ sở tự viện, hướng dẫn Tăng Ni, Phật tử tu tập đúng chánh pháp, thực hiện các chủ trương và chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, khi xin giấy chủ quyền sử dụng đất tôn giáo, thì lúc bấy giờ đất chủ quyền sử dụng đất tôn giáo lại mang tên cơ sở đó (như chùa A, chùa B) điều này có trở ngại hay thuận lợi gì cho việc xây dựng, sửa chữa và truyền thừa lại cho thế hệ sau?

- Ông Lê Hoàng Vân: Việc này trong Hiến chương Giáo hội điều 57 có quy định “các cơ sở, tự viện là Giáo sản của GHPGVN” - như vậy về mặt tổ chức Giáo hội quản lý. Căn cứ vào giấy giới thiệu của GHPGVN các tỉnh thành để các tự viện đăng ký quyền sử dụng đất. Giáo hội quản lý về mặt hình thức, còn vị trụ trì ở nơi đó là người trực tiếp điều hành. Nên điều này không có gì là bất hợp lý hết.

* Thưa ông, quy trình bổ nhiệm trụ trì của các cơ sở Giáo hội, có địa phương buộc phải thông qua ý kiến của Phòng Nội vụ có nơi thì không. Với tư cách là người lãnh đạo Ban Tôn giáo thành phố xin ông chia sẻ những quy định về vấn đề này?

- Việc này chúng tôi đã từng có hướng dẫn và chia sẻ, về quy trình sẽ được tiến hành như sau: từ đại diện Phật giáo liên phường, BTS PG các quận huyện, BTS PG các tỉnh thành; từ BTS PG các tỉnh thành sau đó sẽ chuyển qua Ban Tôn giáo thành phố.

Ban Tôn giáo TP có sẽ có trách nhiệm trao đổi với UBND các quận huyện về vấn đề bổ nhiệm trụ trì. BTS GHPGVN tỉnh, thành có trách nhiệm đăng ký với Ban Tôn giáo về việc bổ nhiệm này. Để xác định địa phương có đồng ý cho vị này về trụ trì không; về trụ trì có ổn định được nơi thờ tự, sinh hoạt của Phật tử tại đây không; đảm bảo được vị trụ trì này tồn tại hay không...?

Do Ban Tôn giáo phải trao đổi ngược lại với các quận huyện nên theo pháp lệnh thì thời gian khoản 30 ngày Ban Tôn giáo sẽ trình với UBND thành phố. Tuy nhiên nếu các thủ tục chưa đầy đủ hay có những vấn đề chưa có thể bổ nhiệm, chúng tôi sẽ trả lời trực tiếp với BTS GHPGVN thành phố.

btg 3.JPG

btg 2.JPG
Chư Tăng Ni tham dự khóa bồi dưỡng nghe trình bày và trả lời câu hỏi của ông Lê Hoàng Vân

* Thưa ông, trong quy trình bổ nhiệm trụ trì có nơi thì bảo nhập hộ khẩu rồi mới bổ nhiệm, có nơi thì bổ nhiệm mới nhập hộ khẩu...

- Riêng TP.HCM, chúng tôi nhớ cách đây khoảng 6 hay 7 năm trước, HT.Thích Thiện Tánh đã chỉ đạo: có hộ khẩu mới được bổ nhiệm trụ trì. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ do môn phong, hệ phái đề cử với BTS PG thành phố, được BTS PG thành phố chấp nhận thì cũng được bổ nhiệm còn không thì phải có hộ khẩu mới được bổ nhiệm - đây là thống nhất chung của BTS PG thành phố và Ban Tôn giáo thành phố.

* Thưa ông, luật pháp Việt Nam rất tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mỗi công dân Việt Nam. Nhưng vừa qua, trên các trang mạng thông tin điện tử đã đăng tải những hình ảnh phản cảm với những người lợi dụng hình thức tôn giáo, việc này gây ảnh hưởng đến lòng tin của tín đồ và gây hoang mang trong dư luận. Về phía nhà nước có những quy định gì để kiểm soát, ngăn chặn các thông tin này khi đăng tải lên các mạng thông tin?

- Hiện nay Giáo hội có Ban Thông tin-Truyền thông của Giáo hội, nhà nước chỉ quản lý các trang wed, trang mạng theo thủ tục đăng ký, nhà nước không đụng đến các nội dung của các tôn giáo.

Vừa qua, chúng tôi đã làm việc với Ban Thông tin-truyền thông của GHPGVN, những vấn đề tiêu cực ảnh hướng đến đời sống sinh hoạt của giới Tăng sĩ Phật giáo trong đó có những vấn nạn như sinh hoạt đời tư, về vấn đề khất thực, chúng ta phải loại bỏ.

Tuy nhiên, phải loại bỏ như thế nào? Chúng ta phải kiên quyết, với các BTS PG quận, huyện cũng như BTS PG các tỉnh thành phải phát hiện các Tăng sĩ đang làm ảnh hưởng không tốt đến đời sống tu học của giới mình. Tăng cường kiểm tra giám sát và phối hợp đồng bộ các ban ngành của Phật giáo từ địa phương lên đến tỉnh thành. Khi hàng ngũ trong sạch thì tự nhiên các trang mạng này sẽ không còn chỗ đứng và dần dần bị loại bỏ. Nếu có kiến nghị BTS PG hãy gởi đến Sở Thông tin-truyền thông để họ xem xét và gỡ bỏ những trang wed này.

btg 4.JPG


Ông Lê Hoàng Vân cùng chư tôn đức chụp hình lưu niệm

* Thưa ông, ngày nay nhiều người giả danh khất thực phi pháp, ăn xin mang hình thức tôn giáo, lạm dụng niềm tin của quần chúng để trục lợi. BTS GHPGVN các quận huyện và tỉnh thành cũng đang đối đầu với những thách thưc khó khăn này. Ban Tôn giáo thành phố nói riêng các tỉnh thành nói chung, có hỗ trợ như thế nào để Phật giáo địa phương hoàn thành mọi công tác Phật sự?

- Tôi nhớ việc ngày cách đây khoảng 8 năm trước, BTS PG thành phố đã có thông tư hướng dẫn về việc khất thực phi pháp, phi thời  đối với các hệ phái Phật giáo trên địa bàn. Chúng tôi đã có văn bản gởi đến 24 quận huyện. Không phải bây giờ, chính quyền mới quan tâm việc này, mà ngay từ đầu chúng tôi đã sát cánh để hỗ trợ quý vị nhằm dẹp tình trạng này.

Chúng tôi đơn cử như Ban Đại diện Phật giáo quận 8 lúc đó, phát hiện Tăng sĩ giả đi khất thực đã mời về trụ sở của phường, phối hợp với Mặt trận và các cơ quan chức năng khác để giải quyết. Bắt đối tượng làm cam kết, thu hồi phương tiện. Nhưng có lẽ do chúng ta làm chưa đồng bộ nên tình trạng này hiện nay vẫn còn.

Chúng tôi luôn hỗ trợ nếu các BTS PG các quận huyện phát hiện, mời về trụ sở phường, xã để cùng phối hợp giải quyết.

Q.Hậu ghi

 * Tin, bài liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Người thân mất lúc nửa đêm giỗ vào ngày nào?

GNO - Ông cụ nhà tôi mất lúc 23 giờ 50 ngày 20-12-Quý Mão. Vì ông mất lúc 23 giờ 50 là giờ Tý, mà giờ Tý nối liền giữa hai ngày (từ 23 giờ ngày 20-12 đến 1 giờ ngày 21-12) nên một số người thân cho rằng ông mất vào ngày 21-12-Quý Mão. Cách tính ngày mất như vậy có chính xác không? 

Thông tin hàng ngày