PG Nhật Bản điều chỉnh cách ứng xử để tiếp cận giới trẻ

GN - Nói về chuyện tình yêu theo quan điểm Phật giáo, sử dụng các phương tiện truyền thông và mở ra nhiều quán ăn chay là một trong số những phương pháp mà ngày nay các Tăng Ni ở Nhật Bản đang sử dụng để thu hút người trẻ đến với đạo Phật.

Vì số lượng những Phật tử thuần thành đang giảm đi, các tự viện phải nỗ lực để thu hút những người trẻ tuổi bằng việc điều chỉnh các cách ứng xử của Giáo hội, ngay cả trong nghi lễ ma chay.

Ví dụ cho việc này có thể kể đến việc các nhà sư trình diễn một vở múa rối và mở khóa Thiền, đây là 2 trong số gần 100 chương trình đặc biệt được diễn ra vào các ngày 2, 3-5 vừa qua tại lễ hội Kogen của ngôi chùa Zojoji, ở trung tâm Tokyo.

nhban.jpg
Tiệm cà-phê Tera Cafe Daikanyama thu hút những người
muốn tiếp xúc với Phật giáo mà không phải đi đến đền chùa

Một chương trình khác cho phép người tham quan có thể sử dụng các dịch vụ kỷ niệm riêng dành cho những con búp bê, trong khi một căn buồng được dựng lên để cho các vị khách có thể bàn luận những vấn đề của mình với các nhà sư. Khoảng 6.000 du khách đã có mặt tại sự kiện này.

Một người phụ nữ 32 tuổi chia sẻ rằng, cô biết về lễ hội Kogen thông qua Facebook, cô thích thú với việc thăm viếng các ngôi chùa và các điểm đến tâm linh khác.

Một nhân viên công ty từ khu Ota của Tokyo chia sẻ: “Hiếm khi tôi có cơ hội để nói chuyện với một nhà sư. Tôi đã bộc bạch chuyện tình duyên của mình và nhờ đó tôi cảm thấy thoải mái hơn”.

Yuka Makita, 36 tuổi, một người nội trợ từ khu Koto đã mang theo con cái cùng đến lễ hội. Cô nói: “Tôi không xem chùa là nơi để thăm viếng vào những ngày thường, nhưng cũng tốt nếu để trẻ con có thể chơi đùa trên sân chùa để làm quen với môi trường sinh hoạt này”, cô nói.

Lễ hội Kogen bắt đầu diễn ra vào năm 2011, năm mà trận động đất và sóng thần 9 độ Richter ở phía Đông Nhật Bản đã phá hủy vùng Đông bắc Tohoku. Để khắc phục hậu quả của thiên tai, những nhà sư trẻ tuổi từ các khu vực khác nhau đã đến và tổ chức sự kiện này, hy vọng có thể mang đến một cơ hội xét lại bản thân, xoa dịu nỗi đau cho những người bình thường.

Lễ hội Kogen đầu tiên chỉ có 70 người dự. Nhưng nhờ sự giới thiệu của hàng loạt chương trình về Phật giáo mà công chúng đã biết nhiều hơn về ngày hội này.

“Chúng tôi hy vọng giới thiệu văn hóa về đền chùa tới thế giới với tầm nhìn hướng đến Olympic Tokyo 2020” - Kakuho Aoe, 30 tuổi phát biểu. Thầy hiện trụ trì chùa Ryokusenji ở quận Asakusa thuộc Tokyo, phó đại diện của cơ quan tổ chức lễ hội Kogen.

Phía bên kia của thủ đô Tokyo là khu vực Shinbuya, nơi có tiệm cà-phê Tera Cafe Daikanyama thu hút những người muốn tiếp xúc với Phật giáo mà không phải đi đến đền chùa.

Được thành lập bởi chùa Shingyoji ở Kawasaki, tiệm phục vụ các món ăn chay theo phong cách Phật giáo kèm theo các món cà-phê thông thường.

Ở đây có 3 nhà sư phụ trách công tác tham vấn và có thể đưa ra lời khuyên cho những người đang gặp phải khó khăn. Khách hàng cũng có thể tham dự những buổi nói chuyện về các bản kinh Phật chép tay và những lớp học làm chuỗi hạt cầu nguyện.

Ejo Yamaguchi, 61 tuổi, vị Ni giới của Trường Honganji thuộc phái Jodo Shinshu (Tịnh Độ tông), thành viên của tổ tư vấn kể rằng mình cũng là một nhà tư vấn tâm lý có bằng cấp.

“Theo truyền thống, có những ngôi chùa như ‘kakekomi dera’ (ngôi chùa dành cho những người vợ bị bạo hành ẩn náu) và ‘tera koya’ (ngôi chùa mở và điều hành các trường tiểu học) với ý nghĩa đây là nơi con người có thể tìm thấy lời khuyên hoặc kiến thức. Chúng tôi mở tiệm cà-phê vì muốn mọi người đi ngang qua có thể dễ dàng ghé vào, tiếp cận với Phật giáo”, cô Yamaguchi chia sẻ. Cô cũng là vị Ni duy nhất làm việc tại đây.

“Phụ nữ thường tìm tới tôi để chia sẻ những câu chuyện của họ về con cái, nghề nghiệp và tình yêu vì họ thường ngần ngại nói với đàn ông về những điều đó”, cô cho biết thêm.

Những người muốn thưởng thức những thực phẩm và thức uống chay tịnh khác có thể đến Niso (quán nước Nico Koenji), quán mở cửa vào tháng 5 gần nhà ga JR Koenji. Đó có thể coi là một phiên bản khác của quán nước Vow’s  ở khu vực Nakano, nơi mà người pha chế thức uống là một nhà sư.

Phía trong quán Niso được thắp sáng bởi những ngọn nến và những làn khói bốc lên từ những nén nhang trầm. Nhà sư 61 tuổi, Genko Shaku đã lắng nghe rất nhiều vấn đề của khách hàng tại quán Vow’s trong hơn 10 năm. Thầy nhận thấy rằng, nhờ cách làm mới này mà chư Tăng Ni có nhiều cơ hội để giao tiếp với người thường ở ngoài đền chùa, một phần bởi vì quan điểm của các tín đồ Phật giáo có sự thay đổi.

Thầy Shaku cho biết: “Vì có sự giảm suất lượng Phật tử thuần thành nên chư Tăng Ni phải thay đổi cách tiếp cận và điều này tạo nên những biến chuyển tích cực”.

Keisuke Higuchi, nhà tổng sản xuất của loạt chương trình truyền hình về lịch sử các tông phái Phật giáo, về những câu chuyện Phật giáo và văn hóa tự viện, tin rằng những Tăng Ni có thể chiếm được trái tim của con người trong xã hội bây giờ bởi cách làm mới thông qua truyền hình.

“Trước hết, các nhà sư là những người kể chuyện thu hút. Đã 2.500 năm trôi qua kể từ khi Đức Phật bắt đầu thuyết pháp nên các nhà sư có nhiều điều để bàn luận. Những chủ đề họ đem tới chắc chắn là mới mẻ đối với con người ngày nay”.

Bảo Thiên - Anh thư
(theo The Asahi Shimbun)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.
Tác giả, Phật tử Nguyễn Tường Bách trong khuôn viên vườn nhà - Ảnh: TGCC

Tác giả Nguyễn Tường Bách sẽ nói chuyện và giao lưu về chủ đề Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á

GNO - Nguyễn Tường Bách - tác giả, dịch giả của nhiều cuốn sách được nhiều người đọc yêu thích như Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Đạo của vật lý, Con đường mây trắng ... - sẽ có buổi trò chuyện và giao lưu xoay quanh chủ đề “Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á”.

Thông tin hàng ngày