Phạm Thiên Thư: “Hoa vàng” vẫn nở

Chẳng bao giờ xuất hiện trước đám đông nhưng rất nổi tiếng, không nhớ nhiều về... mình và tác phẩm của mình nhưng viết toàn trường ca, trong thời gian nương náu cửa chùa lại nổi tiếng về... thơ tình, sau khi hoàn tục lại được trao kỷ lục Phật giáo Việt Nam...

Người đàn ông mà cuộc đời toàn những điều trái khoáy giờ lại cùng vợ ngồi bán cà phê trong cái quán nhỏ mang chính tên... một bài thơ của mình: quán Hoa Vàng, Q.10, TP.HCM.

Mặt thô, răng vẩu, miệng cười ngô nghê vẻ trẻ thơ hơn cái tuổi sấp ngửa 69 của mình rất nhiều - nhà thơ Phạm Thiên Thư khệnh khạng ôm ra “khoe” chúng tôi một chồng những quyển sách dày cộp: Đoạn trường vô thanh, Động hoa vàng,Từ điển Ý đẹp,Thơ Tân ngôn, Từ điển cười... Tập trường ca Đoạn trường vô thanh xuất hiện lần đầu tiên ở Sài Gòn năm 1969. Ngay sau đó Phạm Thiên Thư - lúc này là một thiền sư - được trao giải thưởng Văn học Toàn quốc năm 1971. Ông nói với chúng tôi: Đoạn trường vô thanh được viết như là “hậu” Đoạn trường tân thanh của thi hào Nguyễn Du. Trong câu chuyện, lúc xuất thần ông tự nhận cuộc đời mình “có khúc có lúc” xảy ra giông giống cụ Nguyễn Du. Có lẽ đúng vậy, không hề bắt chước (muốn bắt chước Nguyễn Du cũng không dễ) khi cụ Nguyễn có Đoạn trường tân thanh thì ông có Đoạn trường vô thanh, cụ Nguyễn có Văn chiêu hồn thì ông có Chiêu hồn ca...

-phamthienthu.jpg

Con người kỳ lạ này tuy xuất hiện khá muộn - in tập thơ đầu tay lúc gần 30 tuổi - nhưng đã đóng góp cho văn học VN nhiều tác phẩm độc đáo. Tuy nhiên, phải đến đầu thập niên 1970, cái tên Phạm Thiên Thư mới trở nên “nổi như cồn”. Đó là nhờ loạt thơ của ông được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành các ca khúc Em lễ chùa này, Ngày xưa Hoàng Thị, Động hoa vàng, Gọi em là đóa hoa sầu... Những tình khúc cứ vấn vít nửa đời nửa đạo thật khác thường, làm cho người nghe ngẩn ngơ, bất ngờ đã mang lại cho nhà thơ họ Phạm rất đông công chúng. Thời gian này ông nương náu cửa chùa nhưng lại nổi tiếng với những dòng... thơ tình. Bài hát Ngày xưa Hoàng Thị nhanh chóng trở thành một hiện tượng trong đời sống văn nghệ miền Nam, đến mức báo chí Sài Gòn lúc đó mở cuộc “truy tìm” cô gái Hoàng Thị Ngọ. Nhạc sĩ họ Phạm còn phổ thơ nhà thơ cùng họ thành 10 bài đạo ca nổi tiếng một thời. Đến tận hôm nay, khi giới trẻ Việt du nhập nhiều văn hóa các nước, họ vẫn tiếp tục yêu hình ảnh cô nữ sinh “thuần Việt”: Em tan trường về/ Đường mưa nho nhỏ/ Ôm nghiêng tập vở/ Tóc dài tà áo vờn bay... Em đi dịu dàng/ Bờ vai em nhỏ/ Chim non lề đường/ Nằm im giấu mỏ/ Anh theo Ngọ về...

Chia tay chúng tôi, Phạm Thiên Thư chỉ tiễn ra đến cửa quán Hoa Vàng, khách tự qua đường lấy xe ở cái bãi nhỏ có người giữ... Lão nhà thơ kể, lúc mới mở quán, ông phải kiêm luôn việc giữ xe cho khách. Nhiều cô cậu tuổi teen nghe “PR” tìm đến Hoa Vàng để được xem “chàng Phạm Thiên Thư” của “nàng Hoàng Thị Ngọ”, gửi xe xong hỏi ông lão giữ xe: “Nhà thơ Phạm Thiên Thư có ở đây không ạ?”. Lão giữ xe cục mịch cười “khoe” hàm răng vẩu: “Ông ấy đi vắng rồi”.  

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Lệ Trang chủ trì, phát biểu tại buổi họp mở rộng - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM sẽ không nhận hoa, phẩm vật chúc mừng tại các hội nghị sắp tới

GNO - Đó là thông báo của Hòa thượng Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM tại buổi họp mở rộng của Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM với các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự TP.Thủ Đức, 21 quận huyện nhằm triển khai các hoạt động Phật sự cuối năm Giáp Thìn, vào sáng nay, 14-12, tại Việt Nam Quốc Tự.
Tìm người thân

Tìm người thân

Cháu Minh Đạo đã đi khỏi nhà và không có liên lạc với gia đình trong hơn 3 ngày qua. Vì những biểu hiện tâm lý có phần chuyển biến không tích cực, nên phải thường xuyên theo dõi trị liệu. Gia đình chúng tôi mong được sự giúp đỡ của chư tôn đức Tăng Ni và quý Phật tử tại các tự viện...

Thông tin hàng ngày