Pháp thí thực cô hồn có phải phi Phật giáo?

GNO - Tuần báo Giác Ngộ số 859, phát hành trong mùa Vu lan, do đó có nhiều nội dung liên quan tới đề tài báo hiếu và cúng thí thực cô hồn.

Bia online.jpg
Bìa 1 Tuần báo Giác Ngộ số 859

“Cúng thí thực, bố thí cho ngạ quỷ (quỷ đói, cô hồn) hay tế lễ quỷ thần nói chung là một thực thể văn hóa, tín ngưỡng của nhân loại có từ rất xa xưa. Thời Đức Phật tại thế, Ngài đã có quan điểm rạch ròi về các dạng thức cúng thí, tế lễ này. Theo đó, kiểu cúng tế cực đoan tắm máu của Bà-la-môn giáo thì chắc chắn không có phước báo tốt đẹp và không nên làm. Một lễ cúng thí đầy đủ ý nghĩa “âm siêu, dương thái” thì người hiến cúng cần có phẩm vật thanh tịnh và dùng Pháp ngữ khai thị giúp cho đối tượng được hiến cúng no đủ đồng thời nhận thức đạo lý để xả ly chấp thủ, tham ái và sớm được giải thoát. Vấn đề ở đây là cần có chánh kiến soi sáng để người hiến cúng và đối tượng được hiến cúng trong pháp thí thực đều thực sự có lợi lạc.” Có nhiều ý kiến cho rằng pháp thí thực cô hồn có nguồn gốc lai tạp, phi Phật giáo, do tiếp biến văn hóa Trung Hoa, v.v… Vậy điều đó có đúng không? Kinh tạng văn hệ Pali, được cho là gần với Phật giáo nguyên thủy đã đề cập tới vấn đề này như thế nào? Bạn đọc có thể có câu trả lời qua bài viết trên mục Phật học của số này.

b1.jpg

Có những luận điệu xuyên tạc Phật giáo tưởng là lỗi thời, nhưng vẫn được tuyên truyền và ít nhiều làm ảnh hưởng tới một vài người có niềm tin sơ cơ. Ví dụ trong trường hợp sau, được bạn đọc gởi thư về tòa soạn tâm sự rằng: “Tôi là một Phật tử trẻ, đang tìm hiểu về Phật pháp để ứng dụng trong đời sống. Hiện tôi đang phân vân về giá trị của đạo Phật bởi một số ý kiến phản biện như sau: Họ nói, đạo Phật chỉ thích hợp với người già, người lớn tuổi, người về hưu... vì những người này gần như đã buông bỏ tất cả các nhu cầu về cuộc sống, cần một bến đỗ bình yên, tâm hồn thanh thản trước khi rời khỏi cuộc sống này. Đạo Phật mang khuynh hướng từ bỏ tất cả mọi thứ như mong muốn vật chất, tình yêu..., nên giới trẻ đến với đạo Phật sẽ không năng động, không mang tinh thần cầu tiến, cống hiến, từ đó sẽ làm cho xã hội không phát triển được, nói chung là mang ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn. Họ lại nói, nếu cho con trẻ đi chùa, ăn chay, học Phật thì dần dần tính cách của chúng sẽ điềm đạm, hiền từ, chỉ biết buông xả... nên lớn lên vào đời sẽ rất khó thành công. Tôi rất mong được quý Báo giải đáp và chia sẻ để thiết lập niềm tin vững chắc vào đạo Phật”. Các vị chuyên gia trong tổ tư vấn Báo Giác Ngộ sẽ có những giải đáp thỏa đáng trên chuyên mục Tư vấn, là nội dung của trang bìa 1 số báo 859 ra ngày thứ Sáu 19-8.

Biết ơn, trả ơn mới là con Phật!, Nhiều sắc thái của chữ hiếu qua một cuộc thi sáng tác do Ban Thông tin – Truyền thông T.Ư GHPGVN tổ chức, Tìm về những pho tượng Phật bị lãng quên, Doanh nhân Ngọc Mai & câu chuyện cắm hoa công quả, An cư – tu gia tốc, Dục như mật ngọt dính trên lưỡi dao, Tháng Bảy nghĩ về cầu an, cầu siêu, “ Hãy trân trọng thời gian hiện tại ” – Thông điệp của một tiến sĩ Phật tử trẻ tuổi nổi tiếng, Người mẹ  đặc biệt là một số nội dung đáng đọc trên số báo tuần này.

Liên hệ mua và đặt báo: Phòng Phát hành Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM - ĐT: (08) 393 00675 - 393 06982 - DĐ: 0932059528.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Toàn cảnh khai mạc Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao 2024

Thượng tọa Thích Đức Thiện tham dự Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao 2024

GNO - Nhận lời mời của Hiệp hội giao lưu Văn hóa và Tôn giáo Trung Hoa, Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, đoàn đại biểu GHPGVN do Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự dẫn đầu đã tham dự Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao (BFA) 2024 diễn ra từ 26 đến 29-3-2024 tại Hải Nam, Trung Quốc.

Thông tin hàng ngày