Phật giáo hiện diện ở các nước phương Tây

Tác giảBrad Warmer - anh vùa là giáo viên vừa chơi nhạc dạy thiền -Hiện sống tại Los Angeles
Tác giảBrad Warmer - anh vùa là giáo viên vừa chơi nhạc dạy thiền -Hiện sống tại Los Angeles
Giác ngộ không hẳn là một kinh nghiệm tỉnh thức bình thường, có thể sắp xếp hồ sơ tư duy một cách ngăn nắp như bao công việc khác, như chúng ta thường nghĩ. Cũng không giống như những chuyến hành trình cam go, mà chúng ta từng thực hiện cách đây năm năm, hoặc cũng không giống như những cuộc chạy xe đạp leo dốc và ngã nhào sôi sục của thời sinh viên ở Hawaii.

 Chắc chắn không là những gì mà bạn có thể mua, như mua một cầu thủ chơi bóng bầu dục với giá phải chăng, rồi mài dũa và cùng đi dùng cơm trưa. Cũng không phải là có ai đó tặng cho bạn điều gì đó mà họ có sẵn.

Trong dòng họ gia đình theo đạo Phật Dogen, họ thường nói về hai loại giác ngộ. Dogen đã từng nói rằng, thiền tự nó đạt đến sự giác ngộ. Ngồi tĩnh tâm, tọa thiền trên bồ đoàn là hoạt động thực sự giác ngộ chân lý của Đức Phật. Do đó, giác ngộ đối với Dogen không phải là những kinh nghiệm, mà bạn đã tích lũy. Mà chính là hành động tỉnh thức, giác ngộ chân lý ngay trong hoạt động thực tiễn của bạn.

Thực hành thiền là hoạt động hướng mọi hành động và tư duy con người tiến đến sự giác ngộ chân - thiện - mỹ. Đó là điều đương nhiên, không còn ai nghi ngờ gì nữa, thiền không phải như những gì bạn từng suy diễn sai lạc lâu nay, và từ đó thể hiện tình cảm yêu ghét đối với thiền. Không có chuyện gì xảy ra, nếu bạn tập thiền sai phương pháp, và tiêu phí mất nhiều thời gian cho việc luyện tập. Trải nghiệm về thiền tự nó vượt qua mọi chướng ngại và hạn chế tự ngã của mỗi người.

Có câu chuyện kể rằng, một thiền sư gặp gỡ một nhà sư khất thực, ông ta nói với thiền sư rằng: “Nếu tư duy thuần khiết đến, thì cứ để cho nó đến với ta. Nếu tư duy u ám đến, cũng cứ để cho nó đến”. Vị thiền sư bám theo ông và hét lớn: “Vậy thì phải làm gì nếu cả tư duy thuần khiết và tư duy u ám cùng không đến với suy nghĩ người ta?” Nhà sư khất thực đáp: “Tôi nghe nói người ta buôn bán rất nhiều quần áo lót rẻ mạt”. Và nhà sư khất thực bỏ đi mất tăm. Thiền sư tự nhủ thầm một cách đắc ý rằng: “Mình nghĩ rằng ông ta không phải là một nhà sư thông thường”.

Có nhiều mức độ giác ngộ. Khi bạn hành thiền nhiều năm, bạn bắt đầu tích lũy chút ít tri thức về thiền. Tất cả tri thức này pha trộn lẫn nhau, dần dần khả năng trực giác về tri thức bắt đầu hình thành. Đến một lúc nào đó, có thể là những giây phút độc đáo diệu kỳ, bạn tiến đến ngưỡng cửa của một cơ may chuyển hóa tư duy gọi là giác ngộ. Cũng có thể xảy ra một vài lần bạn tiếp cận những giây phút tỉnh thức ấy, hoặc là không có gì cả, chỉ là những cảm xúc của sự đổi thay nhẹ nhàng.

Điều đó không có nghĩa là sau chuyển hóa ấy, mọi việc đối với tự ngã của bạn đã xong xuôi mãi mãi. Bạn vẫn phải sống với tất cả những điều rắc rối, phức tạp, mà bạn đã từng tích lũy trong nhận thức trước đó. Bạn chỉ có tư duy tốt đẹp hơn về những gì mà bạn đang sống, và biết thích nghi thực tại như thế nào cho phù hợp với con đường đạo pháp. Mặc dầu, điều đó không có nghĩa rằng, lúc nào bạn cũng hành động đúng theo những gì phải làm. Thiền đòi hỏi phải thường xuyên trải nghiệm từ thực tại cuộc sống.

Chuyển biến đầu tiên là sự thức tỉnh xảy ra ngay lập tức khi bạn ngồi thiền. Bạn có thể bỏ sách xuống, và đi vào trực giác tỉnh thức ngay trong những giây phút kế tiếp.

Hoặc là mức độ chuyển biến thứ hai, là bạn không tiến thêm được bao nhiêu sau nhiều năm trải nghiệm, có nghĩa là bạn chẳng có gì thay đổi mấy. Trong thiền hành không có thần dược. Không có phép lạ trong phương pháp thiền. 

Có nhiều người không đạt được điều gì cả. Có người cho rằng, bạn có thể có được sự giác ngộ nhanh chóng, khi ngồi thiền tập mười lăm phút, có thể trở thành người tỉnh thức và giác ngộ, chuyển biến tương tự như các hình thức model mới  nhất của nước Mỹ cho ra lò. Họ suy nghĩ về thiền đơn giản như việc học đàn guitar để chơi bài hát sôi nổi của Eddie Van Halen, và người ta còn tin rằng, có thể giác ngộ qua một lớp Yoga, tập thở, uốn cong cơ thể, tay chân, đầu ra phía trước, hoặc phía sau.

Thiền không thể tiến hành theo kiểu ấy, không thể và không bao giờ có chuyện đó.

Khi nhiều người chưa thực sự có nhận thức đúng đắn về thiền, về sự tỉnh thức và giác ngộ, thì bất cứ ai cũng có thể nói về sự giác ngộ theo bất cứ kiểu cách nào mà họ tin tưởng.

Người ta tiêu phí thời gian cho bất cứ ai sáng tác ra những hình thái “giác ngộ” ranh ma qua nhiều giờ luyện tập. Họ rất sai lầm khi làm theo các hình thái thôi miên truyền thống, luyện tập các chuyến đi hành hương thoát ra khỏi việc trải nghiệm về sự tỉnh thức thực sự. Họ nói với mọi người rằng, việc trải nghiệm như thế là tỉnh thức và giác ngộ, và họ lầm tưởng rằng, họ chính là những thiền sư được nhiều người tin tưởng. Họ khoác lác liên tục trước hàng ngàn người nghe, và tất cả những gã thiền sư khờ khạo này tự đề cao những cảm nhận tốt đẹp của công chúng về mình. Dĩ nhiên, điều đó cũng không gây hại cho ai cả?

Thực ra, những hình thái thiền không đúng đắn như thế có thể tạo ra nhiều tổn thất cho xã hội.

Bạn nghĩ gì khi những người tự cho mình là thiền sư, tiến hành những cuộc hành hương đầy rối rắm, lại được nhiều người tôn sùng là “bậc thầy tâm linh”, được giải thích tương đương như là Đức Phật. Ai có thể chứng minh sự “thông thái”, hoặc “giác ngộ” cho họ, trong khi họ nhận quá nhiều lợi ích vật chất, quà tặng của nhiều người sùng bái họ, tư duy thì có lúc gọi là giác ngộ, có lúc không còn giác ngộ. Khi phát hiện họ không còn là thần tượng,  công chúng không còn tin tưởng họ nữa. Lợi nhuận họ thu được từ phần của mỗi vé bán cho công chúng tham dự là 150 USD.

Người ta có thể trả tiền nhiều hơn cho những đầu tư phi lợi nhuận, nhưng người ta nhận được gì, hoặc không được gì cả.

Một chiều hướng nữa trong việc tìm kiếm nhanh sự giác ngộ, cũng gây ra những mất mát không đáng có cho mọi người. Một ông bạn thiền sư kể cho tôi nghe câu chuyện một phụ nữ đến Nhật Bản để học tập về thiền trong những ngôi chùa, bà ta cho rằng đó là cách thức trải nghiệm sự giác ngộ nhanh nhất. Bà ta muốn được trải nghiệm một khóa tu vài tuần để tìm kiếm sự giác ngộ, thay vì trong vài giờ.

Người đàn bà này đối diện với những rắc rối nặng nề trong thời gian sống ở chùa. Đó là cuộc sống ly thân và bệnh hoạn kéo dài trong gia đình bà. Thêm vào đó, là sự thay đổi đột ngột về đời sống văn hóa khi đến Nhật Bản, nhất là văn hóa của một ngôi chùa, trong khi bà ta là một người đàn bà phương Tây, làm sao bà ta tránh được những hố ngăn cách, có thể tạo nên những cú  sốc về phong cách sống này. Người ta tự hỏi, đây có phải là một phương pháp học tập về thiền thành công chăng?

Đúng như những gì người ta dự đoán, sự việc đổ vỡ đã xảy ra, người đàn bà khốn khổ bắt đầu với những trở ngại và phiền muộn gay gắt hơn. Chỉ có người thầy của bà cho rằng, những khó khăn như thế là dấu hiệu tốt cho việc thực hành trải nghiệm về sự gíác ngộ, với điều kiện bà ta phải chịu khó thúc đẩy quá trình trải nghiệm này. Và bà ta đã quyết chí đối đầu với khó khăn trong việc tu tập tại chùa. Và bạn biết điều gì xảy ra không? Sau một khoảng thời gian ngắn ngủi, bà ta hoàn toàn rối trí, và cuối cùng phải thoát ra khỏi ngôi chùa. Bà ta phải mất nhiều năm để vượt qua phiền muộn do mình tạo ra.

Có một lý do rất tuyệt vời để bạn sẵn sàng đối diện với khó khăn, là mở cửa tiềm thức của mình một cách nhanh chóng hơn. Nếu bạn không chuẩn bị một cách đầy đủ để đối diện với những gì từ sau cánh cửa, mà hiện nay nó vẫn đóng chặt, cho đến khi có một cơ may chuyển hóa dành cho bạn. Nhưng đây cũng là một trò chơi nguy hiểm cho những ai giao du với những cái đầu đầy rắc rối, phức tạp.

Trong những bước đi mạnh mẽ, thế giới trải qua ngày hôm qua chúng ta đã sống, sự tỉnh thức và giác ngộ trước khó khăn và đau khổ của con người trước cuộc sống, trở thành một thực tế thúc giục hướng đến một cuộc sống mới kỳ diệu hơn. Nhưng bạn có thực sự nghĩ rằng có ai đó mời gọi trước khát khao trải nghiệm sự tỉnh thức của bạn, và bạn có sẵn sàng dâng hiến cuộc đời mình cho nó? Thực tại xã hội phương Tây hiện nay đang diễn ra một phong trào khao khát cho một cuộc trải nghiệm lớn lao, về những gì Đức Phật đã trải nghiệm nhằm hướng đến sự giải thoát.

Trải nghiệm Phật pháp là một công việc khó khăn và mất nhiều thời gian, đòi hỏi sự cố gắng và tiêu phí nhiều năng lượng. Tôi biết không một ai muốn nghe điều đó. Nhưng phải có một chút nhẫn nhục, nếu bạn muốn. Không có đường tắt, không có con đường nào dễ dàng để giải phóng con người thoát khỏi đau khổ và khó khăn, trong khi họ phải vừa rèn luyện về sự tỉnh thức, vừa làm việc cật lực quanh năm. Người ta sẽ hết đau khổ và khó khăn thực sự, khi kiên trì bỏ chút ít thì giờ, hàng ngày ngồi vào những chiếc bồ đoàn nhằm rèn luyện sự tỉnh thức. Nếu bạn không kiên trì như thế, thì bạn không thể hành thiền.

Hiện nay, Phật giáo được đông đảo công chúng phương Tây chấp nhận. Nhưng lại đồng thời xuất hiện những hình thái sai lầm, lợi dụng sự khao khát của mọi người. Điều đó đòi hỏi sự cảnh báo trước công chúng. Nếu bạn nghĩ rằng sự giác ngộ có thể mua được bằng 150USD, thì bạn hãy tự xem lại mình về điều đó. Trong thực tiễn, việc tu tập qua các hình thức trải nghiệm về sự giác ngộ như hành hương, tọa thiền, tụng kinh… thông qua các bậc thiền sư chính thống hướng dẫn, là con đường tu tập vô cùng kỳ diệu và phong phú, không phải như những gì bạn suy nghĩ lâu nay. 

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu lúc du học tại Đại học Nalanda (Nava Nalanda Mahavihara)

Viện Nghiên cứu Phật học VN đề xuất dựng tượng Hòa thượng Thích Minh Châu tại Nava Nalanda

GNO - Ngày 5-9, GS.TS Rajesh Ranjan, Hiệu trưởng Nava Nalanda Mahavihara (Ấn Độ) đã có thư phúc đáp Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN trao đổi về ý tưởng dựng tượng đài cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu trong khuôn viên của trường.

Thông tin hàng ngày