Phật giáo nỗ lực hướng dẫn các liệu pháp an tâm

GN - Một chương trình phục hồi do các Phật tử thực hiện nhằm chữa trị cho những người nghiện ngập, giúp họ vượt qua những khổ đau bằng thiền tập.

Nhìn thoáng qua, khu tầng hầm của phố Woodstock (Chicago, Mỹ) cũng giống như bao nhiêu không gian - nơi tổ chức những cuộc gặp mặt chia sẻ, trị liệu gồm 12 bước, vốn diễn ra hàng ngày trên khắp nước Mỹ. Nơi đó, có khoảng chục người đang phải chống chọi với trạng thái nghiện rượu, thuốc phiện và những tệ nạn khác; họ ngồi trên những chiếc ghế xếp và nói về việc làm sao để giữ mạng sống của họ.

Thế nhưng, khi những người tham gia này nhắm mắt lại để thiền tập, thì chắc chắn có một điều gì đó hoàn toàn khác biệt so với những nơi kia.

chicago.jpg


Sư cô Vimala tại chùa Blue Lotus (Woodstock) cùng cộng đồng
Phật giáo Chicago trong nỗ lực hướng dẫn các liệu pháp ổn định tâm ký cho mọi người

“Hãy nghĩ đến việc bao bọc thế giới này bằng những ý niệm tích cực”, Sư cô Vimala, một nữ tu sĩ Phật giáo với chiếc y màu nâu sẫm đến từ chùa Blue Lotus thuộc Woodstock đề nghị. “Hãy gởi sự yêu thương đến cả Nam lẫn Bắc và từ Đông sang Tây. Hãy mở rộng trái tim và tinh thần vô úy đến tất cả tha nhân - những đối tượng thấy hoặc không thấy, còn sống hay đã mất”.

Những liệu pháp quán niệm như trên dùng lời dạy của Đức Phật để thực hành nhằm tìm lại sự tỉnh táo và đó chính là những triết lý mà kiểu thực tập truyền thống không vận dụng.

“Tôi đã thực hành cả 12 bước và cảm nhận rằng đã có được tất cả những phần khác nhau của một câu hỏi, nhưng một vài phần đã thất lạc và tôi cũng không biết chúng đang ở đâu”, Matt, một chàng trai 31 tuổi nghiện heroin và các thứ khác, tham dự buổi hướng dẫn chia sẻ. “Với tôi, thiền tập và cố gắng thực hành lời Phật dạy đã mang đến một sự hiểu biết tuyệt vời về đời sống tâm linh và giúp tôi trở thành người tốt hơn”.

Phương pháp định tâm với 12 bước này được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1930 và trong thời gian gần đây được áp dụng rộng rãi...

“Nuôi dưỡng sự nghiện ngập giống như việc gãi ngứa cơ thể”, Peter McLaughlin, người nhiều năm liền hướng dẫn tại Trung tâm Thiền tập Shambhala (Chicago, Mỹ) cho biết. “Thực hành thiền tập có thể làm cho cơn ngứa đó dịu nhẹ đi, đủ để không cần thiết phải làm gì cả. Chúng ta nhìn thấy, kinh nghiệm và cảm nhận nỗi đau đớn từ vết thương nhưng chúng ta không cần thiết phải ngay lập tức gãi vào nó”.

Stephen Asma, Giáo sư Triết học tại Trường Columbia College và cũng là tác giả quyển sách “Buddha for Beginners” (Phật giáo cho người mới bắt đầu) nói rằng việc chữa trị những vấn đề nghiện ngập là cách triển khai rộng ra đặc tính vốn có của Phật giáo.

“Những tôn giáo và nền triết học khác lo lắng về sự bắt đầu của nhân loại và việc chúng ta có linh hồn bất diệt hay không, nhưng Đức Phật nói rằng chúng ta nên quên hết những vướng mắc ấy và học cách kiểm soát sự ham muốn bằng thiền tập”, Giáo sư Stephen Asma nói. “Sử dụng các liệu pháp Phật giáo để chữa trị sự nghiện ngập là một cách thức truyền thống với ý nghĩa cho rằng ai cũng có những giá trị vô nhiễm tiềm tàng như Đức Phật từng dạy”.

“Nó là một sự tỉnh thức và xây dựng sự kiên nhẫn trong mỗi chúng ta trước những điều không như ý”, Neha Chawla, một nhà tâm lý học đã thành lập Trung tâm Chánh niệm Seattle nói. “Đây là trọng tâm của vấn đề. Bạn sẽ học cách nhận diện rằng khi có một điều không như ý, bạn không vội điều chỉnh và phản ứng lại”.

Trong khi đó, Noah Levine, một giáo sư Phật học và là tác giả nhiều quyển sách đến từ California thì cho rằng: “Đức Phật như một nhà tâm lý học. Người nhận thức rằng sự khổ đau chính là sự ham muốn được lặp đi lặp lại để đạt được sự thỏa mãn và nó là nguyên nhân của mọi bất hạnh. Những người nghiện kinh nghiệm rất rõ về điều này. Thử thách ở đây chính là làm sao có thể tạo nên một cách nào đó liên quan đến niềm vui nhưng với thái độ không dính mắc”. Chính vì lẽ đó, Giáo sư Noah Levine đã đưa ra các phương pháp trị liệu để chấm dứt sự ham muốn thông qua chương trình thiền tập với tên gọi Refuge Recovery.

Gần đây, trong một cuộc gặp mặt tại Woodstock, Sư cô Vimala đã đọc lên những phương thức ứng xử bằng tâm từ bi, hướng dẫn những người tham dự nhắm mắt lại, giữ sự thư giãn và tập trung vào hơi thở, quán tưởng ba điều sau:

- Tôi có thể học cách chăm sóc nỗi đau và sự bấn loạn.

- Tôi có thể đáp lại sự đau đớn bằng tâm từ ái và sự đồng cảm.

- Tôi có thể được lấp đầy với lòng từ bi.

Các thảo luận đi đến thống nhất về xây dựng sự yêu thương chính bản thân mình cũng như cho mọi người và làm thế nào để tất cả mọi người áp dụng điều đó trong đời sống của chính mình.

Sư cô Vimala, một cư dân Texas từng được biết với tên gọi Judy Franklin đến khi chính thức xuất gia năm 2007, cho rằng chỉ có thực tập mới tạo ra những giá trị chuyển hóa.

“Dính mắc là khổ đau và hãy bắt đầu bằng những điều đó để tích cực trị liệu vì những ham muốn của chúng ta bao giờ cũng lớn hơn khả năng tự có trong bản thân mỗi người”.

Bảo Thiên (theo Chicago Tribune)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày